Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định quan điểm đổi mới cơ chế tài chính y tế, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác chăm sóc sức khoẻ trong phần phát biểu khai mạc cuộc họp cấp cao APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế, sáng 23/8.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng y tế là một trong những thách thức phát triển của các nước APEC
Theo Phó Thủ tướng, với một thế giới kết nối ngày càng chặt chẽ cùng sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại rất nhiều cơ hội lẫn thách thức.
Trong đó, nguy cơ đối với sức khoẻ con người đến từ các dịch bệnh trước đây và cả những dịch bệnh mới lan truyền rất nhanh. Đặc biệt quá trình già hoá dân số rất nhanh cùng sức ép của xã hội hiện đại có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Ngày càng nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ
“Sức ép của công việc, cuộc sống quá bận rộn gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khoẻ nhưng nhiều người ít quan tâm đến gìn giữ sức khoẻ. Có thể thấy ngày càng nhiều bệnh có tính nghề nghiệp, những căn bệnh mới liên quan đến thần kinh, trí nhớ, trầm cảm, tự kỷ, tình trạng béo phì. Các bệnh không lây nhiễm cũng âm thầm gây tổn hại ngày càng lớn”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Là khu vực phát triển năng động, các nước châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức liên quan tới con người, sức khoẻ con người, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn. Đơn cử như các nước châu Âu phải mất hàng trăm năm để chuyển sang giai đoạn già hoá dân số thì ở nhiều nước APEC, trong đó có Việt Nam, thời kỳ này chỉ còn 18-20 năm.
Vì vậy, cuộc họp lần này, với sự tham gia của các Bộ trưởng Y tế APEC, là một hoạt động triển khai cam kết của lãnh đạo cấp cao APEC về tăng cường hợp tác giải quyết các tác động tài chính, kinh tế do các vấn đề sức khỏe, bệnh tật gây ra, đặc biệt là triển khai mục tiêu “Vì một châu Á-Thái Bình Dương khỏe mạnh đến năm 2020”.
Khẳng định sức khoẻ là vốn quý nhất và đầu tư cho y tế, cho chăm sóc sức khoẻ là đầu tư cho phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng với người dân chỉ cần có bác sĩ giỏi, thuốc tốt, thiết bị hiện đại, khi có bệnh thì được chữa khỏi bệnh nhưng Nhà nước phải lo nhiều hơn thế.
Đó là xây dựng các cơ chế, chính sách giúp người dân, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất, đặc biệt là y tế dự phòng; huy động người dân tham gia phòng chống dịch bệnh.
“Điều này chỉ có thể làm được khi bảo đảm rất nhiều yếu tố và một trong số đó là tài chính y tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính y tế
Từ kinh nghiệm của Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết việc vận động người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm tài chính y tế bền vững.
Hiện nay, tỉ lệ chi cho BHYT ở Việt Nam đã lên 6,6% GDP, 82% dân số tham gia BHYT, chưa kể 16 triệu hợp đồng BHYT do các công ty bảo hiểm cung cấp. Chính phủ đã dành khoản ngân sách rất lớn để hỗ trợ cho người nghèo, các đối tượng yếu thế, trẻ nhỏ và người già tham gia BHYT. Tỉ lệ ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ quỹ BHYT đến nay vào khoảng 42,5%.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam được phát triển rộng khắp với trên 12.000 trạm y tế xã, phường và mạng lưới cộng tác viên y tế tại 134.000 thôn, bản. Nhờ vậy, các chỉ số về sức khoẻ của trẻ em như tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng... giảm nhanh, tuổi thọ và chất lượng sức khoẻ của người dân tăng lên.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam gặp không ít thách thức trong đổi mới cơ chế tài chính y tế, xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm BHYT được bao phủ toàn dân với nhiều gói dịch vụ khác nhau để đáp ứng mọi yêu cầu đa dạng của người dân.
“Chúng tôi phấn đấu tới đây cơ bản mọi người Việt Nam đều tham gia các hình thức BHYT khác nhau và dành ưu tiên để làm sao người dân nhận thức tốt hơn hoạt động phòng bệnh, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, tăng cường rèn luyện sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ”, Phó Thủ tướng nói.
Đặt vấn đề cần thay đổi cách chi tiêu nhằm bảo đảm nguồn tài chính y tế bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng cần chuyển dần từ khám bệnh, chữa bệnh là chủ yếu sang dự phòng, giảm bớt lạm dụng các phương tiện kỹ thuật, lạm dụng thuốc; tăng cường sử dụng các loại dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho con người.
Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các cơ sở dưỡng lão, đón trước xu thế già hoá dân số.
Cho biết Việt Nam đang chuẩn bị một chương trình tổng thể về phát triển y tế trong tương lai, Phó Thủ tướng mong muốn các Bộ trưởng Y tế APEC, các đại biểu tham dự cuộc họp sẽ có những phân tích để đồng thuận về nhận thức, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũng như những bài học không thành công trong lĩnh vực y tế. Từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, cụ thể về đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực dành cho y tế một cách hiệu quả, bền vững./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng y tế là một trong những thách thức phát triển của các nước APEC
Theo Phó Thủ tướng, với một thế giới kết nối ngày càng chặt chẽ cùng sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại rất nhiều cơ hội lẫn thách thức.
Trong đó, nguy cơ đối với sức khoẻ con người đến từ các dịch bệnh trước đây và cả những dịch bệnh mới lan truyền rất nhanh. Đặc biệt quá trình già hoá dân số rất nhanh cùng sức ép của xã hội hiện đại có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Ngày càng nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ
“Sức ép của công việc, cuộc sống quá bận rộn gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khoẻ nhưng nhiều người ít quan tâm đến gìn giữ sức khoẻ. Có thể thấy ngày càng nhiều bệnh có tính nghề nghiệp, những căn bệnh mới liên quan đến thần kinh, trí nhớ, trầm cảm, tự kỷ, tình trạng béo phì. Các bệnh không lây nhiễm cũng âm thầm gây tổn hại ngày càng lớn”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Là khu vực phát triển năng động, các nước châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức liên quan tới con người, sức khoẻ con người, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn. Đơn cử như các nước châu Âu phải mất hàng trăm năm để chuyển sang giai đoạn già hoá dân số thì ở nhiều nước APEC, trong đó có Việt Nam, thời kỳ này chỉ còn 18-20 năm.
Vì vậy, cuộc họp lần này, với sự tham gia của các Bộ trưởng Y tế APEC, là một hoạt động triển khai cam kết của lãnh đạo cấp cao APEC về tăng cường hợp tác giải quyết các tác động tài chính, kinh tế do các vấn đề sức khỏe, bệnh tật gây ra, đặc biệt là triển khai mục tiêu “Vì một châu Á-Thái Bình Dương khỏe mạnh đến năm 2020”.
Khẳng định sức khoẻ là vốn quý nhất và đầu tư cho y tế, cho chăm sóc sức khoẻ là đầu tư cho phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng với người dân chỉ cần có bác sĩ giỏi, thuốc tốt, thiết bị hiện đại, khi có bệnh thì được chữa khỏi bệnh nhưng Nhà nước phải lo nhiều hơn thế.
Đó là xây dựng các cơ chế, chính sách giúp người dân, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất, đặc biệt là y tế dự phòng; huy động người dân tham gia phòng chống dịch bệnh.
“Điều này chỉ có thể làm được khi bảo đảm rất nhiều yếu tố và một trong số đó là tài chính y tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính y tế
Từ kinh nghiệm của Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết việc vận động người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm tài chính y tế bền vững.
Hiện nay, tỉ lệ chi cho BHYT ở Việt Nam đã lên 6,6% GDP, 82% dân số tham gia BHYT, chưa kể 16 triệu hợp đồng BHYT do các công ty bảo hiểm cung cấp. Chính phủ đã dành khoản ngân sách rất lớn để hỗ trợ cho người nghèo, các đối tượng yếu thế, trẻ nhỏ và người già tham gia BHYT. Tỉ lệ ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ quỹ BHYT đến nay vào khoảng 42,5%.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam được phát triển rộng khắp với trên 12.000 trạm y tế xã, phường và mạng lưới cộng tác viên y tế tại 134.000 thôn, bản. Nhờ vậy, các chỉ số về sức khoẻ của trẻ em như tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng... giảm nhanh, tuổi thọ và chất lượng sức khoẻ của người dân tăng lên.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam gặp không ít thách thức trong đổi mới cơ chế tài chính y tế, xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm BHYT được bao phủ toàn dân với nhiều gói dịch vụ khác nhau để đáp ứng mọi yêu cầu đa dạng của người dân.
“Chúng tôi phấn đấu tới đây cơ bản mọi người Việt Nam đều tham gia các hình thức BHYT khác nhau và dành ưu tiên để làm sao người dân nhận thức tốt hơn hoạt động phòng bệnh, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, tăng cường rèn luyện sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ”, Phó Thủ tướng nói.
Đặt vấn đề cần thay đổi cách chi tiêu nhằm bảo đảm nguồn tài chính y tế bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng cần chuyển dần từ khám bệnh, chữa bệnh là chủ yếu sang dự phòng, giảm bớt lạm dụng các phương tiện kỹ thuật, lạm dụng thuốc; tăng cường sử dụng các loại dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho con người.
Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các cơ sở dưỡng lão, đón trước xu thế già hoá dân số.
Cho biết Việt Nam đang chuẩn bị một chương trình tổng thể về phát triển y tế trong tương lai, Phó Thủ tướng mong muốn các Bộ trưởng Y tế APEC, các đại biểu tham dự cuộc họp sẽ có những phân tích để đồng thuận về nhận thức, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũng như những bài học không thành công trong lĩnh vực y tế. Từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, cụ thể về đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực dành cho y tế một cách hiệu quả, bền vững./.