Dịch cabin – nghề của những “bậc thầy” thông dịch
Chắc hẳn các bạn đã đọc qua bài viết Các hình thức phiên dịch vậy đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm “dịch cabin” chưa? – Đó là cây hái tiền của các bậc thầy, các “quái kiệt” trong làng thông dịch.
Dịch cabin được đánh giá là hình thức thông dịch khó nhất trong ngành thông dịch. Khi dịch cabin, nhân viên thông dịch phải tác nghiệp tại một nơi tách biệt hoàn toàn với diễn giả, không được nhìn thấy biểu cảm và cử chỉ của diễn giả – những yếu tố phụ trợ giúp công việc thông dịch dễ dàng hơn; và phải nói song song đồng thời với diễn giả. Diễn giả nói tới đâu, thông dịch viên phải dịch tới đó.
“Não luôn phải chia thành hai nửa, một nửa tiếng Anh, một nửa tiếng Việt” – Quỳnh Chi, thông dịch viên lĩnh vực lao động cho biết.
Nói vậy thì bạn cũng hình dung ra được trình độ thông dịch “khủng” của các thông dịch viên cabin. Bên cạnh đó, thông dịch viên cabin cũng cần nắm vững kiến thức về vấn đề mình sẽ dịch, cũng như thuật ngữ, từ chuyên ngành… không thua kém gì một chuyên gia.
Dịch cabin thường được áp dụng trong các cuộc họp cấp cao, các hội nghị thượng đỉnh, hội thảo chuyên ngành quy mô lớn. Do đó mà thu nhập của hình thức thông dịch này cũng “khủng” hơn những hình thức thông dịch thông thường.
Thông dịch cabin thường được trả 250 – 300 USD/ngày, nhưng mức lương này cũng xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Để theo kịp tốc độ nói của người Anh là 300-350 từ/phút, của người Mỹ là 350-450 từ/phút, thì khả năng nghe hiểu và chuyển tải thành tiếng Việt trong tích tắc là cả một quá trình khổ luyện, có thể là 2-3 năm, cũng có thể là 10 năm. Bên cạnh đó là áp lực công việc cực kỳ lớn. Họ phải nghe và dịch liên tục trong suốt một thời gian dài. Nếu bạn đã từng làm thông dịch, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được khó khăn của vấn đề thời gian.
Tuy nhiên, tuổi thọ của nghề dịch cabin lại không cao. Vì tính khắc nghiệt của nó đòi hỏi thông dịch viên phải là người nhanh nhạy, và chỉ những người trẻ tuổi mới đáp ứng được.
Một trong những tuyệt vời mà không phải ngành nghề nào cũng có, đó là cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với các nhân vật cấp cao, các vị lãnh đạo, các chuyên gia thế giới… một cơ hội học tập không phải nghề nào cũng có.
Mỗi công việc đều có những vất vả và điều thú vị riêng. Nếu bạn có hứng thú với nghề thông dịch cabin này, thì hãy chuẩn bị cho mình một hành trang về vốn ngôn ngữ cũng như kiến thức thật vững chắc nhé. Dịch cabin là một công việc lương cao đầy hứa hẹn nhưng cực kỳ vất vả đấy nhé!
Chắc hẳn các bạn đã đọc qua bài viết Các hình thức phiên dịch vậy đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm “dịch cabin” chưa? – Đó là cây hái tiền của các bậc thầy, các “quái kiệt” trong làng thông dịch.
Dịch cabin được đánh giá là hình thức thông dịch khó nhất trong ngành thông dịch. Khi dịch cabin, nhân viên thông dịch phải tác nghiệp tại một nơi tách biệt hoàn toàn với diễn giả, không được nhìn thấy biểu cảm và cử chỉ của diễn giả – những yếu tố phụ trợ giúp công việc thông dịch dễ dàng hơn; và phải nói song song đồng thời với diễn giả. Diễn giả nói tới đâu, thông dịch viên phải dịch tới đó.
“Não luôn phải chia thành hai nửa, một nửa tiếng Anh, một nửa tiếng Việt” – Quỳnh Chi, thông dịch viên lĩnh vực lao động cho biết.
Nói vậy thì bạn cũng hình dung ra được trình độ thông dịch “khủng” của các thông dịch viên cabin. Bên cạnh đó, thông dịch viên cabin cũng cần nắm vững kiến thức về vấn đề mình sẽ dịch, cũng như thuật ngữ, từ chuyên ngành… không thua kém gì một chuyên gia.
Dịch cabin thường được áp dụng trong các cuộc họp cấp cao, các hội nghị thượng đỉnh, hội thảo chuyên ngành quy mô lớn. Do đó mà thu nhập của hình thức thông dịch này cũng “khủng” hơn những hình thức thông dịch thông thường.
Thông dịch cabin thường được trả 250 – 300 USD/ngày, nhưng mức lương này cũng xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Để theo kịp tốc độ nói của người Anh là 300-350 từ/phút, của người Mỹ là 350-450 từ/phút, thì khả năng nghe hiểu và chuyển tải thành tiếng Việt trong tích tắc là cả một quá trình khổ luyện, có thể là 2-3 năm, cũng có thể là 10 năm. Bên cạnh đó là áp lực công việc cực kỳ lớn. Họ phải nghe và dịch liên tục trong suốt một thời gian dài. Nếu bạn đã từng làm thông dịch, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được khó khăn của vấn đề thời gian.
Tuy nhiên, tuổi thọ của nghề dịch cabin lại không cao. Vì tính khắc nghiệt của nó đòi hỏi thông dịch viên phải là người nhanh nhạy, và chỉ những người trẻ tuổi mới đáp ứng được.
Một trong những tuyệt vời mà không phải ngành nghề nào cũng có, đó là cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với các nhân vật cấp cao, các vị lãnh đạo, các chuyên gia thế giới… một cơ hội học tập không phải nghề nào cũng có.
Mỗi công việc đều có những vất vả và điều thú vị riêng. Nếu bạn có hứng thú với nghề thông dịch cabin này, thì hãy chuẩn bị cho mình một hành trang về vốn ngôn ngữ cũng như kiến thức thật vững chắc nhé. Dịch cabin là một công việc lương cao đầy hứa hẹn nhưng cực kỳ vất vả đấy nhé!