CHỈ CÓ PHIÊN DỊCH VIÊN MỚI HIỂU

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Trong nghề phiên dịch hay thông dịch, có những câu chuyện vui buồn mà chỉ khi thật sự yêu thích và làm việc một cách nghiêm túc, bạn mới cảm nhận được hết ý nghĩa thật sự của nó.

98
Hãy tự hào vì bạn là một phiên dịch viên!



Để trở thành một phiên dịch viên giỏi, bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, trải qua không ít khó khăn. Nhưng khi đạt đến đỉnh vinh quang, bạn cũng đừng ngủ quên trên chiến thắng, hãy chiêm nghiệm lại những điều dưới đây để trân trọng từng khoảnh khắc trong công việc cũng như cuộc sống của một người phiên dịch.

1. Nên nói ngôn ngữ nào?

Chắc hẳn ai cũng từng biết qua bài học “khó nhằn”: một tay vẽ tròn, một tay vẽ vuông để thử thách độ nhạy bén của bộ não. Bao nhiêu người làm được điều này, ngoại trừ những thần đồng hay thiên tài xuất chúng?

99

Tình trạng “loạn ngôn” là điều người phiên dịch thường gặp phải.



Câu chuyện này cũng thường xuyên xảy ra trong quá trình làm nghề phiên dịch. Khi bạn phải củng một lúc vận dụng hai ngôn ngữ khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Sẽ có nhiều thời điểm bạn không biết mình nên nói thứ tiếng nào với người nào, hay còn gọi vui là hội chứng “loạn ngôn”. Nguồn gốc của vấn đề này chính là việc bạn luôn hình dung một từ gắn liền với những từ đồng nghĩa trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, phát sinh do “bệnh nghề nghiệp” của mình.



2. “Nỗi đau” tiếng địa phương

Bên cạnh cách phát âm chuẩn thì phần lớn các quốc gia, ngôn ngữ đều có một “hệ thống” tiếng địa phương vô cùng phong phú. Điều này khiến thông dịch viênkhông khỏi đau đầu, ngay cả khi trình độ của bạn đạt mức cao.

Do đó, để có thể phiên dịch hiệu quả, bạn không chỉ am hiểu về ngôn ngữ chuẩn mà còn phải không ngừng trao dồi hiểu biết về vùng miền và văn hóa bản địa để tránh rơi vào trường hợp khó xử trong quá trình tác nghiệp.



3. Dịch tất cả hay dịch “lời hay ý đẹp”

Đó là điều mà người phiên dịch luôn phải tự vấn khi rơi vào tình huống “nhạy cảm”. Không như suy nghĩ của mọi người, phiên dịch viên không chỉ là “cỗ máy chuyển ngữ” để dịch 100% ý tưởng của người nói ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Họ là người mang sứ mệnh truyền tải thông điệp trọn vẹn và đôi khi còn là “vị cứu tinh” của thân chủ.

Bởi lẽ, có những trường hợp căng thẳng diễn ra giữa hai đối tác, khiến họ không chỉ nói ra những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Lúc này, bạn phải đấu tranh để tìm một cách diễn đạt nhẹ nhàng, mềm mỏng nhất có thể để tránh việc bùng nổ xung đột. Nhớ rằng, phiên dịch viên cũng là người gác cổng hòa bình!



4. Ấn tượng và dị biệt

Trong thời buổi giao thoa hiện nay, việc bạn có thể nói nhiều hơn một ngôn ngữ chính là một lợi thế lớn, huống hồ chi trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp của người phiên dịch viên luôn ở mức đáng ngưỡng mộ.

100

Gây ấn tượng nhưng đừng khoe khoang kiến thức



Chính vì thế, trong một buổi tiệc có sự tham gia của người ngoại quốc, bạn rất dễ gây ấn tượng với nhiều người. Tuy nhiên, song hành cùng sự ấn tượng luôn là sự đố kỵ. Đừng quá ra vẻ “ta đây”, thay vào đó hãy khiêm cung và từ tốn, bạn sẽ đạt những gì mình xứng đáng có được.



5. Nỗi đau khi xem phim nước ngoài

Nếu là phiên dịch viên “có nghề”, bạn sẽ khó tìm được cảm giác thư giản tuyệt đối khi xem phim. Vì sao ư? Không phải vì bộ phim nhàm chán không đáng xem đâu nhé!

101

Trong mắt phiên dịch viên, phụ đề luôn là thế này…



Câu trả lời là do bạn chẳng bao giờ hài lòng với phần phụ đề của bộ phim đang xem. Ai ai cũng có lòng tự tôn trong nghề nghiệp của mình. Một phiên dịch viên chuyên nghiệp sẽ luôn bắt lỗi những phần dịch thiếu tinh tế, giống như nhìn thấy chuột nhắt trong một căn biệt thự vậy.

Dù vậy, hãy tạm bỏ qua công việc để tận hưởng những khoảnh khắc giải trí quý giá cùng gia đình, bạn bè bạn nhé. Vì cũng sẽ có một người dịch khác đang càm ràm về phần dịch của bạn khi xem phim đấy. Đừng cay cú nhé!



6. “Cuộc chiến” giữ giọng

Mỗi thứ tiếng sẽ có một ngữ điệu rất riêng giúp cho người nước ngoài dù không hiểu bạn nói gì vẫn có thể nhận ra ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng. Với một phiên dịch viên, đôi lúc bạn sẽ gặp tình huống nói tiếng này bằng ngữ điệu của tiếng khác. Và tất nhiên, điều đó sẽ có thể biến bạn thành “trò hề” những nơi công cộng. Lời khuyên cho bạn là, hãy tỉnh táo và luyện tập nhiều hơn.



7. Những câu chuyện cười nhạt nhẽo

Đừng dịch chuyện cười qua một ngôn ngữ khác, vì những từ vựng, cấu trúc, cách diễn đạt – những điều làm nên sự hài hước của một câu chuyện chỉ đúng với ngôn ngữ gốc của nó.

102

Cẩn thận với việc dịch truyện cười!



Nếu bạn cố làm người khác cười bằng câu chuyện tâm đắc thu thập được từ một thứ tiếng nước ngoài, hãy cẩn thận. Có thể những nụ cười của khán giả dành cho sự “vô duyên” chứ không phải cho câu chuyện.



8. Phiên dịch dễ như “ăn cơm bữa”

Đó là định kiến mà nhiều người dành cho nghề nghiệp của bạn. Họ chỉ nghĩ đơn thuần việc bạn là là dịch, dịch và dịch!

Đừng đau lòng hay phân bua với họ. Quan trọng là bạn biết và hiểu rõ những gì mình làm, những vất vả bạn đã trải qua và tâm huyết bạn dành cho nghề. Hãy tận hưởng niềm vui trong công việc, thành quả chính là thứ tốt nhất bạn chứng tỏ với họ rằng, bạn xứng đáng được tôn trọng!
 
Top