Nghề phiên dịch là một trong những nghề có mức thu nhập cao và nhiều người mong muốn được làm việc. Tuy nhiên, tố chất của một người phiên dịch viên lại đòi hỏi khá cao, không chỉ nắm chắc về ngôn ngữ, mà còn rất nhiều yếu tố khác như khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý, xử lý tình huống nhanh nhạy và hơn cả là đạo đức nghề nghiệp. Dưới đây là một số câu chuyện vui đồng thời ẩn dấu những bài học sâu sắc.
1. Phiên dịch giúp cảnh sát
Một tên trộm là người nước ngoài bị cảnh sát bắt vì ăn trộm nữ trang, khi đó cảnh sát cần nhờ tới người phiên dịch nói với tên trộm là:
– Hãy khai ra nơi cất giấu số nữ trang đã đánh cắp đó, nếu không anh sẽ bị tử hình!
Tên trộm sau khi nghe phiên dịch viên nói vậy sợ quá vội khai rằng:
– Đừng bắn tôi, tôi chôn chúng ở nơi cách nhà trọ 3 mét về hướng Đông.
Phiên dịch viên nghe vậy bèn quay lại nói với cảnh sát:
– Hắn nói: Hãy bắn tôi đi
Bài học rút ra: phiên dịch cần phải có đạo đức nghề nghiệp bởi nội dung của phiên dịch có thể ảnh hưởng rất lớn tới người nói. Bởi vậy khi bước vào nghề phiên dịch thì yêu cầu đầu tiên là phải có tư cách đạo đức.
2. Cười thật to
Có ông tiến sĩ là người Anh đến một trường đại học tại Nhật Bản giao lưu với học sinh của trường này.
Khi đến ông ta đã kể một câu chuyện cười bằng tiếng Anh và nó khá dài (tuy nhiên, học sinh của trường đều không biết tiếng Anh nên phải có một phiên dịch viên).
Sau khi ông tiến sĩ kể xong thì đến lượt phiên dịch viên kể lại câu chuyện đó bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, người phiên dịch viên chỉ nói một câu đã khiến cả trường cười to.
Sau khi kết thúc buổi giao lưu, ông tiến sĩ hỏi phiên dịch viên:
-Tôi kể câu chuyện dài gần 5 phút mà tại sao anh chỉ dịch có một câu đã khiến mọi người cười.
Phiên dịch viên bảo:
– Có gì đâu, tôi chỉ nói với toàn thể sinh viên một câu đó là: “Ông tiến sĩ đây vừa kể một truyện cười cho các bạn, để đáp lễ lại ông ấy các bạn hãy cười thật to”. Chỉ có vậy thôi.
Bài học rút ra: phiên dịch viên cần có sự linh động, nhanh nhạy trong quá trình phiên dịch, chỉ có như vậy mới không gây nhàm chán đối với người nghe mà thay đổi được không khí trong cuộc nói chuyện.
1. Phiên dịch giúp cảnh sát
Một tên trộm là người nước ngoài bị cảnh sát bắt vì ăn trộm nữ trang, khi đó cảnh sát cần nhờ tới người phiên dịch nói với tên trộm là:
– Hãy khai ra nơi cất giấu số nữ trang đã đánh cắp đó, nếu không anh sẽ bị tử hình!
Tên trộm sau khi nghe phiên dịch viên nói vậy sợ quá vội khai rằng:
– Đừng bắn tôi, tôi chôn chúng ở nơi cách nhà trọ 3 mét về hướng Đông.
Phiên dịch viên nghe vậy bèn quay lại nói với cảnh sát:
– Hắn nói: Hãy bắn tôi đi
Bài học rút ra: phiên dịch cần phải có đạo đức nghề nghiệp bởi nội dung của phiên dịch có thể ảnh hưởng rất lớn tới người nói. Bởi vậy khi bước vào nghề phiên dịch thì yêu cầu đầu tiên là phải có tư cách đạo đức.
2. Cười thật to
Có ông tiến sĩ là người Anh đến một trường đại học tại Nhật Bản giao lưu với học sinh của trường này.
Khi đến ông ta đã kể một câu chuyện cười bằng tiếng Anh và nó khá dài (tuy nhiên, học sinh của trường đều không biết tiếng Anh nên phải có một phiên dịch viên).
Sau khi ông tiến sĩ kể xong thì đến lượt phiên dịch viên kể lại câu chuyện đó bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, người phiên dịch viên chỉ nói một câu đã khiến cả trường cười to.
Sau khi kết thúc buổi giao lưu, ông tiến sĩ hỏi phiên dịch viên:
-Tôi kể câu chuyện dài gần 5 phút mà tại sao anh chỉ dịch có một câu đã khiến mọi người cười.
Phiên dịch viên bảo:
– Có gì đâu, tôi chỉ nói với toàn thể sinh viên một câu đó là: “Ông tiến sĩ đây vừa kể một truyện cười cho các bạn, để đáp lễ lại ông ấy các bạn hãy cười thật to”. Chỉ có vậy thôi.
Bài học rút ra: phiên dịch viên cần có sự linh động, nhanh nhạy trong quá trình phiên dịch, chỉ có như vậy mới không gây nhàm chán đối với người nghe mà thay đổi được không khí trong cuộc nói chuyện.