Nghề phiên dịch có thực sự dễ kiếm tiền?

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Những thông tin trên cho thấy thực sự nghề phiên dịch này giúp “hái ra tiền” và thời gian làm việc cũng khá là ngắn. Nhiều người cho rằng đó thực sự là một nghề rất dễ kiếm tiền. Vậy điều đó có thực sự đúng? Dịch thuật A+ chúng tôi hay các chuyên gia về dịch thuật khác trong nghề lại cho rằng để đạt
Phiên dịch là một nghề đem lại thu nhập tương đối cao trên thị trường so với mặt bằng các nghề nghiệp khác trên thế giới. Đây là một ngành nghề không chỉ mang lại nguồn thu nhập khủng mà còn giúp người phiên dịch có cơ hội được trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều nơi khác nhau trong và ngoài nước
Nghề phiên dịch có thực sự dễ kiếm tiền?

Phiên dịch được hiểu nôm na là cách mà người dịch chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thông qua phương thức truyền đạt bằng miệng. Phiên dịch viên là cầu nối giúp những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể giao tiếp thông suốt. Và nếu quan niệm một giao tiếp được coi là thành công khi các bên giao tiếp hiểu được nội dung giao tiếp, cảm nhận được quan điểm, thái độ của người cùng giao tiếp…để có các ứng xử, giao tiếp quyết định tiếp theo một cách phù hợp….thì công việc của phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nghĩa hay chuyển ngữ, mà còn cần thể hiện được/ thể hiện tốt sắc thái của các đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Nói đến thu nhập của phiên dịch viên thì hầu hết mọi người đều đồng ý rằng đây là một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu nhập rất cao và tương đối ổn định. Bởi vì kinh nghiệm chính là thước đo “thương hiệu” cho người phiên dịch và được định giá tương ứng với người dịch. Hiện nay, mức thù lao chung trong thị trường lao động ngành dịch, xét về các thứ tiếng thì rẻ nhất là dịch tiếng Anh, đắt nhất là dịch các tiếng Ả rập, Đan Mạch- Hà Lan…; xét về nội dung dịch thì rẻ nhất là dịch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói chung và đắt nhất là dịch trong lĩnh vực y, dược, vũ trụ…xét về loại hình dịch thì cabin đắt hơn dịch đuổi.
Mức lương nghề phiên dịch tại Việt Nam
Mức thấp nhất trong các báo giá công khai của các công ty dịch tại Việt Nam là 10- 15$/h, giá trung bình là 15-25$/h. Tính ở mức trung bình, một phiên dịch viên làm việc 6h/ngày, 5 ngày/tuần thì một phiên dịch viên cỡ trung bình sẽ có thu nhập khoảng 2,400$/tháng, tương đương 49 triệu đồng/tháng.
So với thu nhập công chức bậc cao đủ điều kiện nộp thuế thu nhập theo dự định của nhà nước Việt Nam là 9 triệu đồng/tháng thì mức thu nhập trung bình của một phiên dịch viên gấp tới 5,4 lần. Chưa kể, thu nhập của các phiên dịch viên có thương hiệu được mời dịch cho các sự kiện lớn, sự kiện secret/nội bộ, sự kiện cần chính xác đến không thể chính xác hơn thì mỗi giờ dịch có thể lên đến 100 hoặc vài trăm đôla Mỹ trên giờ.

Những thông tin trên cho thấy thực sự nghề phiên dịch này giúp “hái ra tiền” và thời gian làm việc cũng khá là ngắn. Nhiều người cho rằng đó thực sự là một nghề rất dễ kiếm tiền. Vậy điều đó có thực sự đúng? Công ty dịch thuật Haruka chúng tôi hay các chuyên gia về dịch thuật khác trong nghề lại cho rằng để đạt được mức độ “dễ kiếm tiền” như vậy thì mồ hôi nước mắt, áp lực cũng như là những sự hy sinh xứng đáng thì mới có được như vậy.
Người ta hay nhắc đến những “tai nạn nghề nghiệp” ở bất cứ ngành nghề gì, và trong giới phiên dịch cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, tai nạn nghề nghiệp trong ngành phiên dịch khó đỡ hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Trong các buổi phiên dịch, có những tình huống là phiên dịch viên bị đề nghị thay do các lý do như: dịch kém, giọng quá khó nghe, tác phong, thái độ, ăn mặc. Trong trường hợp như vậy, dù xấu hổ đến mức nào, bực bội đến đâu, bạn cũng vẫn phải vui vẻ chấp nhận theo đạo đức nghề nghiệp. Kiểm tra công việc trước và và chuẩn bị chu đáo, đó là bài học cần rút ra;
Hay là trường hợp phiên dịch viên bị diễn giả/thính giả dừng dịch giữa chừng để đính chính thông tin đã được dịch là sai. Trường hợp này xảy ra nhiều nhất, không ít diễn giả/thính giả mặc dù rất thành thạo ngoại ngữ nhưng vẫn phải sử dụng phiên dịch viên theo yêu cầu của công việc và nếu dịch sai, không sát ý, bạn có thể bị dừng và nhắc nhở một cách friendly họăc khó chịu…Trong mọi hoàn cảnh, nếu bạn vẫn chưa bị đuổi khỏi vị trí, cần bình tĩnh dịch tiếp và cẩn trọng hơn;

Có một số trường hợp bất khả kháng như phiên dịch viên phải hủy bỏ buổi dịch do bị ốm, mất giọng đột xuất, xảy ra việc đột xuất cá nhân,…
Có vô vàn các tai nạn nghề nghiệp không thể lường trước được khiến phiên dịch viên dở khóc dở cười và mất bình tĩnh không thể xử lý tình huống. Trong những lúc như vậy, người phiên dịch chuyên nghiệp phải là người bình tĩnh và linh hoạt trong khâu xử lý tình huống để hạn chế đến mức tối thiểu những sai sót không đáng có.
Để có thể gắn bó với nghề phiên dịch thì đòi hỏi phải có sự kiên trì, hy sinh cộng với niềm đam mê với nghề. Bởi lẽ nếu không chấp nhận những áp lực vô cùng lớn thì chắc chắn việc chuyển nghề (mặc dù lương cao) cũng là điều dễ hiểu. Người ta vẫn thường hay nói rằng “cái gì cũng có giá của nó”, điều này thực sự là không thể phủ nhận. Kiếm tiền từ nghề phiên dịch nhìn có vẻ dễ nhưng sự hy sinh và vất vả của phiên dịch viên thì ít ai có thể hiểu, chỉ có những người cùng nghề mới có thể nhận ra được điều đó.
 
Top