Những lợi ích và khó khăn mà nghề phiên dịch mang lại?
Trong xu thế toàn cầu hóa, phiên dịch là một việc luôn cần người. Nếu là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu của chính phủ hay tổ chức quốc tế. Tuy nhiên phiên dịch là một nghề khó, phiên dịch cho các nguyên thủ còn khó bội phần.
Vậy Phiên dịch mang lại cho ta những lợi ích gì? Và sẽ gặp phải những khó khăn gì khi đi trên con đường này?
Những lợi ích nghề phiên dịch mang lại
1. Luôn được khám phá những kiến thức mới.
Ngôn ngữ là tinh hoa quan trọng nhất của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi hiểu và sử dụng tốt thêm một ngôn ngữ nghĩa là bạn gần như đã khám phá thêm một nền văn hóa mới.
Khi thông thạo một ngôn ngữ mới, phiên dịch viên sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều lĩnh vực của một quốc gia mà mình quan tâm.
2. Bạn sẽ giữ vai trò quan trọng trong công việc.
Trong câu chuyện, bạn giữ vai trò quan trọng và trách nhiệm nặng nề dù chỉ thật sự chuyển đổi lại ngôn ngữ nhưng tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ quyết định sự thành bại của công việc.
Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ dẫn đến những điều không hay. Thậm chí, chiến tranh cũng có thể nổ ra bởi những hiểu lầm về ngôn ngữ. Đặc biệt là với những phiên dịch viên ngoại giao, những buổi hội nghị hợp tác sẽ thật sự đem lại những hợp tác có ý nghĩa giữa các bên. Và bạn chính là cầu nối về ngôn ngữ, ý tưởng, là người giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia giao tiếp được liền mạch.
3. Có cơ hội gặp gỡ, làm việc và học hỏi với những con người nổi tiếng và thành đạt.
Là phiên dịch viên, bạn sẽ được đi nhiều nơi trên thế giới và làm việc trong môi trường hấp dẫn với những người thành đạt và nổi tiếng. Nếu là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu của chính phủ hay tổ chức quốc tế.
4. Cơ hội việc làm rất lớn
Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới và hiện tại Việt Nam đã đầy mạnh hợp tác bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới như LHQ, WTO, ASEAN….Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế sẽ tìm đến thị trường Việt Nam và họ luôn cần những phiên dịch viên giỏi. Khi xu thế toàn cầu hóa còn hữu dụng thì nghề phiên dịch viên sẽ càng dễ tìm việc làm.
5. Thu nhập cao và ổn định.
Mức thu nhập của nghề phiên dịch viên là tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình. Tính cạnh tranh sẽ giúp bạn không ngừng trau dồi kĩ năng và phát triển bản thân.
6. Sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến
Chính vì tính cạch tranh cao và công việc luôn khát nhân lực, phiên dịch viên sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Khi bắt đầu từ nghề phiên dịch, với cơ hội được đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau và luôn được ở bên những vị quan chức cấp cao, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Để từ đó với hành trang phong phú của nhiều năm kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ trở thành một nhà ngoại giao có tài thuyết khách, một vị chính khách uyên bác và lịch lãm, một nhà quản lý tài năng.
Và cơ hội thăng tiến chỉ đến với những ai thực sự nỗ lực vươn lên, tìm được phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất. Chính nhờ lý do này mà bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi bạn không ngừng phát triển hiểu biết của mình.
7. Công việc bền vững lâu dài
Trong rất nhiều nghề, bạn phải sớm rẽ hướng để tìm đất sống mới. Nhưng với phiên dịch viên, càng nhiều kinh nghiệm bạn sẽ càng tiến xa, tiến cao trong nghề nghiệp. Việc làm phiên dịch luôn mang tới những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và cao cấp. Với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác, các phiên dịch viên còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn trong công việc.
Phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Khi đến một giới hạn tuổi tác, không thể đi nhiều và tham gia vào những hội nghị lớn, bạn có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim v.v... cho các cơ quan truyền thông. Công việc dịch thuật này cũng mang tới cho bạn cơ hội học hỏi nhiều điều.
Tuy nhiên, dịch thuật là một ngành nghề đòi hỏi sự trau dồi không ngừng nghỉ. Bên cạnh tính hấp dẫn, đây là một công việc đòi hỏi nhiểu kĩ năng và kiến thức. Thách thức sẽ không nhỏ chút nào.
• Liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức và am hiểu nhiều lĩnh vực: Có thể khi mới vào nghề, bạn không thể ngay lập tức trở thành một người phiên dịch tinh thông, nhưng nếu biết cách chuẩn bị kiến thức trước mỗi chủ đề dịch, bạn vẫn vượt qua thời gian đầu với thành quả tốt nhất. Thách thức đầu tiên của việc làm phiên dịch là bạn luôn phải cẩn thận tìm hiểu những gì mình cần dịch vì không ai có thể am hiểu hết tất cả kiến thức.
• Không lúc nào tự thỏa mãn với kiến thức và kĩ năng của bản thân: Ngôn ngữ luôn luôn phát triển. Bởi vậy, nghề phiên dịch đòi hỏi phải liên tục học tập để trau dồi ngoại ngữ mà mình đang sử dụng và cả tiếng Việt nữa. Nước ta đang trong thời kì đổi mới và phát triển về các mặt nên nhiều khái niệm, từ ngữ và cách nói mới xuất hiện. Nếu không cập nhật, bạn sẽ lạc hậu và đi sau sự phát triển.
• Tính kỉ luật cao trong nghề nghiệp: Khi dịch nói và viết, bạn cần nhất thiết trung thành với văn bản gốc. Bạn phải coi đó như vấn đề “lương tâm nghề nghiệp” của người dịch. Nếu bạn dịch sai, có thể mọi người không phát hiện được ngay lúc ấy, nhưng ai dám chắc rằng lỗi sai đó sẽ lại không gây ra những hậu quả lớn như hiểu lầm nghiêm trọng giữa các bên đối tác. Với những cuộc hội đàm quan trong, người phiên dịch chính là chìa khóa quyết định sự hợp tác của đôi bên. Vì vậy, làm nghề phiên dịch bạn phải thật sự cẩn thận và đặt lương tâm mình lên cao nhất.
• Áp lực công việc cao: Công việc phiên dịch thường chịu sức ép từ nhiều phía: sức ép và căng thẳng cao độ của dịch đồng thời (vừa nghe vừa dịch), sức ép của việc dịch đuổi, sức ép về kiến thức và thông tin mới…. Áp lực lớn nhất là bạn phải dịch thật chính xác, thật đúng ý người nói hoặc người viết (kể cả khi họ có ý mập mờ) thành một bản dịch hay, có duyên, hấp dẫn và dễ tiếp nhận nhất. Thế nhưng, những áp lực của công việc phiên dịch sẽ giúp bạn trở nên bản lĩnh hơn, quyết đoán hơn trong cuộc sống. Đây là công việc có tần suất thành công rất lớn.
• Cần hiểu tâm lý người nói: với những phiên dịch viên nói, bạn phải vừa dịch vừa quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt của người nói để chọn lựa từ ngũ thích hợp nhất cho ngôn ngữ đích của mình. Đây được coi là kỹ năng quan trọng của người dịch nói. Sự khéo léo này sẽ mang lại nhiều thành công rực rỡ cho cả cơ quan bạn làm việc và của bản thân.
Trong xu thế toàn cầu hóa, phiên dịch là một việc luôn cần người. Nếu là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu của chính phủ hay tổ chức quốc tế. Tuy nhiên phiên dịch là một nghề khó, phiên dịch cho các nguyên thủ còn khó bội phần.
Vậy Phiên dịch mang lại cho ta những lợi ích gì? Và sẽ gặp phải những khó khăn gì khi đi trên con đường này?
Những lợi ích nghề phiên dịch mang lại
1. Luôn được khám phá những kiến thức mới.
Ngôn ngữ là tinh hoa quan trọng nhất của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi hiểu và sử dụng tốt thêm một ngôn ngữ nghĩa là bạn gần như đã khám phá thêm một nền văn hóa mới.
Khi thông thạo một ngôn ngữ mới, phiên dịch viên sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều lĩnh vực của một quốc gia mà mình quan tâm.
2. Bạn sẽ giữ vai trò quan trọng trong công việc.
Trong câu chuyện, bạn giữ vai trò quan trọng và trách nhiệm nặng nề dù chỉ thật sự chuyển đổi lại ngôn ngữ nhưng tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ quyết định sự thành bại của công việc.
Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ dẫn đến những điều không hay. Thậm chí, chiến tranh cũng có thể nổ ra bởi những hiểu lầm về ngôn ngữ. Đặc biệt là với những phiên dịch viên ngoại giao, những buổi hội nghị hợp tác sẽ thật sự đem lại những hợp tác có ý nghĩa giữa các bên. Và bạn chính là cầu nối về ngôn ngữ, ý tưởng, là người giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia giao tiếp được liền mạch.
3. Có cơ hội gặp gỡ, làm việc và học hỏi với những con người nổi tiếng và thành đạt.
Là phiên dịch viên, bạn sẽ được đi nhiều nơi trên thế giới và làm việc trong môi trường hấp dẫn với những người thành đạt và nổi tiếng. Nếu là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn còn được gặp gỡ những nhân vật hàng đầu của chính phủ hay tổ chức quốc tế.
4. Cơ hội việc làm rất lớn
Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới và hiện tại Việt Nam đã đầy mạnh hợp tác bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới như LHQ, WTO, ASEAN….Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế sẽ tìm đến thị trường Việt Nam và họ luôn cần những phiên dịch viên giỏi. Khi xu thế toàn cầu hóa còn hữu dụng thì nghề phiên dịch viên sẽ càng dễ tìm việc làm.
5. Thu nhập cao và ổn định.
Mức thu nhập của nghề phiên dịch viên là tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình. Tính cạnh tranh sẽ giúp bạn không ngừng trau dồi kĩ năng và phát triển bản thân.
6. Sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến
Chính vì tính cạch tranh cao và công việc luôn khát nhân lực, phiên dịch viên sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến. Khi bắt đầu từ nghề phiên dịch, với cơ hội được đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau và luôn được ở bên những vị quan chức cấp cao, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Để từ đó với hành trang phong phú của nhiều năm kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ trở thành một nhà ngoại giao có tài thuyết khách, một vị chính khách uyên bác và lịch lãm, một nhà quản lý tài năng.
Và cơ hội thăng tiến chỉ đến với những ai thực sự nỗ lực vươn lên, tìm được phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất. Chính nhờ lý do này mà bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi bạn không ngừng phát triển hiểu biết của mình.
7. Công việc bền vững lâu dài
Trong rất nhiều nghề, bạn phải sớm rẽ hướng để tìm đất sống mới. Nhưng với phiên dịch viên, càng nhiều kinh nghiệm bạn sẽ càng tiến xa, tiến cao trong nghề nghiệp. Việc làm phiên dịch luôn mang tới những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và cao cấp. Với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác, các phiên dịch viên còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn trong công việc.
Phiên dịch viên có thể gắn bó lâu dài với nghề bằng nhiều cách. Khi đến một giới hạn tuổi tác, không thể đi nhiều và tham gia vào những hội nghị lớn, bạn có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim v.v... cho các cơ quan truyền thông. Công việc dịch thuật này cũng mang tới cho bạn cơ hội học hỏi nhiều điều.
Tuy nhiên, dịch thuật là một ngành nghề đòi hỏi sự trau dồi không ngừng nghỉ. Bên cạnh tính hấp dẫn, đây là một công việc đòi hỏi nhiểu kĩ năng và kiến thức. Thách thức sẽ không nhỏ chút nào.
• Liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức và am hiểu nhiều lĩnh vực: Có thể khi mới vào nghề, bạn không thể ngay lập tức trở thành một người phiên dịch tinh thông, nhưng nếu biết cách chuẩn bị kiến thức trước mỗi chủ đề dịch, bạn vẫn vượt qua thời gian đầu với thành quả tốt nhất. Thách thức đầu tiên của việc làm phiên dịch là bạn luôn phải cẩn thận tìm hiểu những gì mình cần dịch vì không ai có thể am hiểu hết tất cả kiến thức.
• Không lúc nào tự thỏa mãn với kiến thức và kĩ năng của bản thân: Ngôn ngữ luôn luôn phát triển. Bởi vậy, nghề phiên dịch đòi hỏi phải liên tục học tập để trau dồi ngoại ngữ mà mình đang sử dụng và cả tiếng Việt nữa. Nước ta đang trong thời kì đổi mới và phát triển về các mặt nên nhiều khái niệm, từ ngữ và cách nói mới xuất hiện. Nếu không cập nhật, bạn sẽ lạc hậu và đi sau sự phát triển.
• Tính kỉ luật cao trong nghề nghiệp: Khi dịch nói và viết, bạn cần nhất thiết trung thành với văn bản gốc. Bạn phải coi đó như vấn đề “lương tâm nghề nghiệp” của người dịch. Nếu bạn dịch sai, có thể mọi người không phát hiện được ngay lúc ấy, nhưng ai dám chắc rằng lỗi sai đó sẽ lại không gây ra những hậu quả lớn như hiểu lầm nghiêm trọng giữa các bên đối tác. Với những cuộc hội đàm quan trong, người phiên dịch chính là chìa khóa quyết định sự hợp tác của đôi bên. Vì vậy, làm nghề phiên dịch bạn phải thật sự cẩn thận và đặt lương tâm mình lên cao nhất.
• Áp lực công việc cao: Công việc phiên dịch thường chịu sức ép từ nhiều phía: sức ép và căng thẳng cao độ của dịch đồng thời (vừa nghe vừa dịch), sức ép của việc dịch đuổi, sức ép về kiến thức và thông tin mới…. Áp lực lớn nhất là bạn phải dịch thật chính xác, thật đúng ý người nói hoặc người viết (kể cả khi họ có ý mập mờ) thành một bản dịch hay, có duyên, hấp dẫn và dễ tiếp nhận nhất. Thế nhưng, những áp lực của công việc phiên dịch sẽ giúp bạn trở nên bản lĩnh hơn, quyết đoán hơn trong cuộc sống. Đây là công việc có tần suất thành công rất lớn.
• Cần hiểu tâm lý người nói: với những phiên dịch viên nói, bạn phải vừa dịch vừa quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt của người nói để chọn lựa từ ngũ thích hợp nhất cho ngôn ngữ đích của mình. Đây được coi là kỹ năng quan trọng của người dịch nói. Sự khéo léo này sẽ mang lại nhiều thành công rực rỡ cho cả cơ quan bạn làm việc và của bản thân.