Những lưu ý khi dịch thuật hợp đồng kinh tế chuyên nghiệp
Hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bắt tay hợp tác với nhau rất nhiều, nhưng đôi khi vấn đề ngôn ngữ gây trở ngại cho họ và họ đã tìm đến những Công ty dịch thuật uy tín để dịch những bản hợp đồng giúp họ dễ dàng trong việc ký kết làm ăn. Bài viết này sẽ giúp người đọc thêm những lưu ý khi dịch thuật các văn bản hợp đồng.
1. Đặc điểm của văn bản hợp đồng
Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình.
Dịch thuật hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.
Có một số loại hợp đồng chính sau đây:
Hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng phân phối, đại lý và trung gian
Hợp đồng sở hữu trí tuệ
Hợp đồng liên doanh
Hợp đồng hàng hải (Vận đơn, Hợp đồng thuê tàu)
Hợp đồng lao động
Các loại hợp đồng dự án xây dựng
2. Dịch thuật hợp đồng cần lưu ý
Một bản hợp đồng nếu ký ở Việt Nam thì cần phải có bản dịch tiếng Anh dùng để giao dịch với khách hàng và bản dịch tiếng Việt dùng để làm việc với cơ quan thuế ở Việt Nam. Bản dịch sang thì cần có công chứng sao y bản chính. Do đó, để dịch thuật hợp đồng tốt, biên dịch cần chú ý những điều sau:
– Các điều khoản trong hợp đồng cần được dịch rõ ràng và chính xác. Đây là phần rất quan trọng với các biên dịch khi dịch hợp đồng. Các điều khoản liên quan đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của 2 bên nên không được phép có sai sót trong phần này.
– Cấu trúc của hợp đồng sau khi dịch cần được giữ nguyên so với hợp đồng gốc.
Tiếng Anh pháp lý có nhiều đặc trưng riêng biệt, trong dịch thuật hợp đồng cần chú ý đến những đặc trưng ngôn ngữ pháp lý.
– Chú ý đến các từ đồng nghĩa và gần đồng nghĩa (binomials and trinomials)
Từ đồng nghĩa, lúc là hai từ (binominals) như “true and correct”, “null and void” và ba từ (trinomials) như “give, devise and bequeath” cũng là một đặc trưng từ vựng trong tiếng Anh pháp lý và hơp đồng thương mại.
Các từ đồng nghĩa này thường là thách thức cho người dịch là do bởi chúng rất phổ biến trong tiếng Anh pháp lý nhưng lại khó tìm thấy trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ: This agreêmnt was declared as null and void.
– Chú ý đến các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er (-or) và –ee
Các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er/-or thường chỉ người cho/gửi cái gì cho ai còn các danh từ tận cùng bằng hậu tố -ee lại chỉ người nhận. Vi dụ, bên cấp phép là “licensor” thì bên được cấp phép là “licencee”. Sau đây là các cặp danh từ chỉ các bên (chủ động và thụ động) trong mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng thương mại: “lessor” (người chủ cho thuê nhà)/ “lessee” (người thuê nhà), “consignor” (bên gửi hàng)/ “consignee ( bên nhận hàng)…
– Chú ý đến các từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành (use of common words with uncommon meanings)
Các từ tiêu biểu và phổ biến nhất trong hợp đồng thương mại là “consideration” (sự suy xét) và động từ tình thái “shall”. Từ “consideration” được dùng trong hợp đồng thương mại có nghĩa là “tiền/điều khoản bồi thường” còn “shall” thì được dùng như một từ chuyên ngành. Ngoài nghĩa thông thường chỉ tương lai như “I shall be in touch with you again shortly” (Tôi sẽ sớm liên lạc lại với anh), nhưng trong hợp đồng thương mại “shall” có nghĩa là “có nghĩa vụ”, “có bổn phận” (to have the obligation).
Trên đây là một số lưu ý khi bạn dịch thuật văn bản hợp đồng. Quý khách liên lạc với Công ty dịch thuật Châu Á để được tư vấn và trợ giúp về dịch thuật các loại hợp đồng kinh tế
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Đức chuyên sâu
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Pháp uy tín
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Nga chuyên nghiệp
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Hàn chuyên nghiệp
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Nhật chuyên nghiệp
- Dịch thuật hợp đồng kinh tế tiếng Anh chuyên nghiệp