Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Một số lưu ý làm thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ

Một số lưu ý làm thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ

3c1511b1fcb46171c6c5496cf33f6c7c 4

Công dân Việt Nam hiện nay định cư ở Mỹ khá phổ biến, ngoài ra còn có những mục đích khác như du học, đi du lịch hoặc đi công tác. Vậy thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ bao gồm những gì và cách thực hiện có gây khó khăn gì cho công dân không? 

Trước khi nhập cảnh Mỹ cần gì?

Khi đi du lịch bất cứ quốc gia nào, vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý đó chính là các giấy tờ cần thiết để được nhập cảnh. Lưu ý khi nhập cảnh vào Mỹ cũng không ngoại lệ, đến Mỹ, bất kể bạn là ai, bạn cũng phải nhất nhất tuân theo các quy định của Cơ quan Thuế và Biên phòng Hoa Kỳ – viết tắt là CPB, nếu không muốn bị tự chối nhập cảnh, tịch thu hàng hóa hay nặng hơn là bị bắt giam để điều tra.

Nhập cảnh Mỹ cần giấy tờ là những thủ tục đầu tiên của quá trình nhập cảnh vào Mỹ của bạn. Do đó, hãy chuẩn bị trước và lưu giữ tất cả trong một túi đựng hồ sơ để tiện cho việc xuất trình , cũng như trách bỏ sót hoặc làm mất. Các giấy tờ cực kỳ quan trọng cần lưu ý khi nhập cảnh vào Mỹ bao gồm:

  • Passport (Hộ chiếu) còn thời hạn ít nhất 6 tháng + thị thực (Visa Mỹ)
  • Vé máy bay
  • Tờ khai xuất nhập cảnh (I-94): thông thường tờ khai này bạn sẽ được nhân viên hàng không phát trên chuyến bay hoặc nhận tại sân bay. Thẻ này gồm 2 phần là Tờ khai xuất cảnh (Departure card) và Tờ khai nhập cảnh (Arrival card) được in trên cùng một tờ giấy. Nhân viên sân bay hoặc tiếp viên hàng không sẽ yêu cầu bạn điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào tờ khai này. Trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên sẽ giữ lại tờ khai tờ khai nhập cảnh (Arrival card) và trả lại tờ khai xuất cảnh đã đóng dấu đính kèm trong Passport của bạn.
  • Hóa đơn xác nhận đã đóng phí SEVIS

Đồng thời, bạn cũng nên mang theo các loại giấy tờ tùy thân như CMND cần thiết xuất trình khi được yêu cầu.

3c1511b1fcb46171c6c5496cf33f6c7c

 

CÁC CÂU HỎI NHẬP CẢNH

Bạn phải trung thực khi trả lời các câu hỏi, cũng như chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Bên cạnh đó, trang phục của bạn cần phải đứng đắn và luôn có thái độ tích cực

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

  1. Bạn sẽ đi đâu ?
  2. Mục đích chuyến đi ?
  3. Chỗ ở của bạn trong thời gian du lịch ?
  4. Thời gian chuyến đi ?
  5. Bạn đến từ đâu ?
  6. Công việc của bạn là gì ?
  7. Tổng số tiền bạn mang theo ?
  8. Bạn đã từng bị từ chối Visa ở nước nào chưa ?

Thời gian bay từ Việt Nam qua Mỹ mất bao lâu 

Có thể thấy, Mỹ là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ và có khoảng cách tương đối xa với Việt Nam, cụ thể là 13,789km. Thời gian bay bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, địa điểm khởi hành, thời gian bay,.. Hiện tại vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam qua Mỹ, hành khách phải quá cảnh ở các nước trung gian ít nhất một lần. Nhìn chung, thời gian bay trung bình từ Việt Nam qua Mỹ được ước tính từ 16 giờ 30 phút đến 23 giờ hoặc có thể dài hơn nếu gặp thời tiết xấu.

Hiện nay tại Việt Nam, các sân bay quốc tế phổ biến mà cư dân Việt Nam có thể bay qua Mỹ là: sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và sân bay Đà Nẵng. Các hãng hãng không bay qua Mỹ phổ biến với cư dân Việt Nam là China Airline, Eva Airline và Vietnam Airline. Công dân hãy lưu ý những thông tin này để có thời gian làm thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ cho mình và người thân.

Thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ được thực hiện như thế nào?

Một vấn đề lươn được cư dân Việt Nam quan tâm chính là thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ như thế nào? Sau đây là các bước để làm thủ tục và hồ sơ cho công dân Việt:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ xuất nhập cảnh và vé máy bay

  • Bao gồm hộ chiếu chính chủ, còn thời hạn trên 6 tháng, còn nguyên vẹn
  • Visa còn thời hạnđược cấp bởi đại sứ quán ở Việt Nam. Nếu visa trong hộ chiếu cũ còn hạn thì chỉ cần mang hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới để tránh làm mất thời gian kiểm tra.
  • Cầm theo vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay cùng visa và hộ chiếu đến quốc gia trung gian để nhân viên hải quan kiểm tra.
  • Một người đại diện cho gia đình hay nhóm người đi chung điền thông tin vào tờ khai cho nhân viên hải quan Hoa Kỳ và nộp đủ số tiền.
  • Xác định địa điểm sẽ di chuyển đến và những người bạn cần gặp đầu tiên.
  • Mang tiền mặt USDhoặc thẻ ngân hàng để phòng trường hợp bạn cần thanh toán một thứ gì đó.

Bước 2: Làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ

Người nhập cảnh khi đến sân bay Hoa Kỳ cần đến khu thông tin trên bảng Non-US Citizens hoặc Visitors để tìm được vị trí xếp hàng. Thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ yêu cầu công dân phải lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung và trả lời một bài phỏng vấn nhanh và xuất trình vé máy bay. Nhân viên phiên dịch sẽ giúp bạn có câu trả lời là được phép hay không được phép nhập cảnh Mỹ trong trường hợp ngoại ngữ của bạn không tốt.

Bước 3: Lấy hành lý cá nhân

Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, công dân nhanh chóng di chuyển đến khu vực trả đồ để lấy hành lý của mình. trong trường hợp hành lý quá tải sẽ có dịch vụ xe đẩy có sẵn và trả phí.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục kiểm tra hải quan

Khi đã lấy xong hành lý, bước tiếp theo là công dân sẽ phải làm việc với nhân viên hải quan Hoa Kỳ như xuất trình giấy tờ, khai đúng số lượng hành lý và lương thực. Nếu có gian lận trong việc khai báo và bị phát hiện, chắc chắn công dân sẽ bị xử phạt hành chính.

Bước 5: Di chuyển ra ngoài khu vực sân bay.

Những thứ không được mang khi nhập cảnh

Theo quy định CPB, các hàng hóa bị cấm mang vào Mỹ bao gồm:

  • Các loại thịt động vật, bất kể còn tươi sống hay đã qua chế biến (sơ chế, sấy khô, cắt lát, đóng hộp…)
  • Các loại trái cây, rau quả, cây trồng và đất.
  • Các loại dược phẩm tán nhuyễn, không nguồn gốc đều bị từ chối dem vào Mỹ, trừ trường hợp thuốc chuyên trị tiểu đường theo quy định của FDI.
  • Gần đây, các loại hải sản Việt Nam cũng bị cấm mang vào Mỹ không rõ nguyên nhân. Người Việt khi đi Mỹ du lịch thăm thân thường mang theo các loại mắm, khô để làm quà cho người thân, nhưng theo những lần Đi Mỹ gần dây của Vietmytravel thì các loại hải sản đã bắt đầu bị cấm đem vào Mỹ.

Luu Y Khi Lam Thu Tuc Xuat Nhap Canh Tai Nuoc Ngoai 13 12 2019 1

Đây là những quy định của CPB, chúng ta nên tuân thủ nghiêm túc nếu không muốn bị từ chối nhập cảnh, dở dang hành trình du lịch Mỹ của mình, hoặc nặng hơn là bị tịch thu hàng hóa và phạt tiền. Đây là những việc làm xấu hồ sơ của bạn, khiến cho những lần nhập cảnh tiếp theo vào Mỹ trở nên khó khăn hơn.

Cần lưu ý gì khi làm thủ tục nhập cảnh định cư Mỹ 

Công nhân làm thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tìm hiểu kỹ điều lệ nhập cảnh Mỹ và tuân theo đúng quy trình
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có liên quan để tránh mất thời gian và cơ hội nhập cảnh Mỹ.
  • Luôn phải có sự trung thực trong việc khai báo với nhân viên hải quan. Đảm bảo thông tin công dân khai báo phải trùng khớp với trong giấy tờ đã khai.

Hướng dẫn điền đơn khai báo hải quan

Don Khai Hai Quan My
Ảnh: Cách khai đơn hải quan Hoa Kỳ
  • Mục 1: điền họ, tên, chữ lót
  • Mục 2: ngày tháng năm sinh
  • Mục 3: số người trong gia đình đi chung với bạn
  • Mục 4: điền địa chỉ nhà/khách sạn, tên đường, thành phố, tên bang (chỉ dùng 2 chữ cái viết tắt)
  • Mục 5: nước cấp hộ chiếu
  • Mục 6: số hộ chiếu
  • Mục 7: quốc gia sinh sống
  • Mục 8: các nước quá cảnh trước khi đến nước Mỹ
  • Mục 9: mã chuyến bay
  • Các mục 10 – 14 thì nếu có thì đánh vào YES, không thì NO. Tuy nhiên với các mục từ 11 – 14, các bạn nên không đem tất cả những thứ được đề cập và chọn NOở lần đi đầu tiên vì thủ tục rất rườm rà và sau này đến Mỹ thì bạn sẽ bị làm khó.
  • Mục 15 là khai báo các đồ vật có giá trị khi đem đến nước Mỹ (không bao gồm giá trị tiền mặt).

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho công dân thắc mắc về thủ tục nhập cảnh khi định cư Mỹ như thế nào. Ngoài ra, nếu trong quá trình làm giấy tờ công dân gặp khó khăn thì công ty Dịch Thuật Châu Á có thể hỗ trợ các dịch vụ liên quan như dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự.

0/5 (0 Reviews)