Thủ tục kết hôn với người Pháp tại Việt Nam là thủ tục tương đối phức tạp và tốn thời gian! Để việc kết hôn suôn sẻ, bạn nên tìm hiểu thủ tục giấy tờ và quy trình đăng ký kết hôn với công dân Pháp tại Việt Nam.
Những điều cần biết trước khi làm thủ tục kết hôn với người Pháp tại Việt Nam
Bạn là công dân Việt Nam, vợ/chồng tương lai của bạn là công dân Pháp. Muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam, hai bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Xin Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân cho công dân Pháp
Để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Pháp tại UBND quận/huyện nơi công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú, phía công dân Pháp cần phải có giấy tờ xác nhận tình trạng độc thân, giấy này được gọi là Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân.
Để xin Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân, nam nữ phải hoàn thiện và nộp hồ sơ kết hôn lên Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp.HCM.
Nộp hồ sơ lên Đại sứ quán Pháp hay Tổng Lãnh sự quán Pháp?
Việc nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn lên Đại sứ quán Pháp hay Tổng Lãnh sự quán Pháp (sau đây gọi là Sứ quán Pháp) phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú của phía công dân Việt Nam.
Thẩm quyền giải quyết hồ sơ của cơ quan ngoại giao Pháp tại Việt Nam phân bổ theo tỉnh thành. Bạn có hộ khẩu ở tỉnh thành nào thuộc khu vực phụ trách của Đại sứ quán Pháp thì nộp hồ sơ vào Đại sứ quán Pháp, không nộp hồ sơ vào Tổng lãnh sự quán Pháp và ngược lại.
Việc nộp sai nơi xử lý hồ sơ sẽ không được giải quyết!
Khu vực phụ trách của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Hâu Giang, Sóc Trăng
Khu vực phụ trách của Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Tp.HCM: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau
Thời gian nộp hồ sơ tại Sứ quán Pháp
Thời gian xử lý hồ sơ kết hôn theo quy trình của Pháp khá lâu nên bạn phải liên hệ với Sứ quán Pháp ít nhất 4 tháng trước ngày cưới dự kiến. Nam nữ phải đến nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Pháp hay Tổng Lãnh sự quán Pháp. Trong trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, người phối ngẫu Việt Nam có thể nộp một mình bằng giấy ủy quyền viết tay.
Tùy theo bạn nộp tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Pháp mà hình thức nộp hồ sơ bắt buộc trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện.
Giấy tờ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ xin cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân
Giấy tờ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ xin cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân:
- Bảng câu hỏi được điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên của cả hai công dân / Questionnaire commun dûment rempli, daté et signé par les futurs époux
- Dành cho công dân Pháp / Par le futur conjoint français
- Bản trích lục đầy đủ giấy khai sinh được cấp trong vòng ba tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (Bản gốc: Không photocopy, không scan) / Copie intégrale de votre acte de naissance datant de moins de trois mois (en original : pas de photocopie, pas de scan)
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở được cấp không quá 6 tháng mang tên của bạn / Justificatif de domicile de moins de 6 mois à votre nom :
- Nếu bạn sống ở Pháp, hãy nộp thông báo thuế, biên lai điện, gaz, tiền thuê nhà, phiếu lương. Hóa đơn điện thoại di động và tuyên thệ không được chấp thuận/ Si vous résidez en France, avis d’imposition, quittance d’électricité, de gaz, de loyer, bulletin de salaire. Les factures de téléphonie mobile et les attestations sur l’honneur ne sont pas acceptées.
- Nếu bạn sống ở Việt Nam, bản sao chứng nhận đăng ký hộ tịch Pháp hoặc chứng nhận đăng ký chỗ ở của cảnh sát địa phương dịch sang tiếng Pháp / Si vous résidez au Vietnam, copie du certificat d’inscription au Registre des Français ou enregistrement auprès de la police locale avec traduction en français.
- Nếu bạn sống ở nước ngoài, bản sao chứng nhận Hộ tịch Pháp do sứ quán nơi bạn sống cấp hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ của bạn ở nước ngoài / Si vous résidez dans un autre pays étranger, copie du certificat d’inscription au Registre des Français du consulat du lieu de résidence ou tout autre document permettant de justifier de votre domicile à l’étranger.
- Một vài trường hợp bạn có thể cung cấp thêm giấy tờ yêu cầu / Dans certains cas, un complément pourra vous être demandé.
- Bản photo hộ chiếu, tất cả các trang của hộ chiếu, bao gồm cả trang trống. Nếu bạn song tịch Pháp – Việt, bản photo hộ chiếu Việt Nam / Copie de toutes les pages de votre passeport. Si vous êtes double-national franco-vietnamien, la copie de votre passeport vietnamien.
- Đối với người góa phụ, kèm theo bản trích lục giấy chứng tử của chồng/vợ cũ / Pour les personnes veuves, joindre une copie originale de l’acte de décès du défunt.
- Bảng câu hỏi cá nhân được điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên / Questionnaire individuel dûment rempli, daté et signé
- Dành cho công dân Việt Nam / Par le(la) futur(e) conjoint(e) vietnamien(ne)
- Giấy xác nhận trình trạng hôn nhân – bản gốc và bản sao công chứng. Bản gốc phải đính kèm để kiểm tra hồ sơ và sẽ trả lại sau khi được hồ sơ đủ điều kiện kết hôn. Bản sao phải hợp pháp hóa và dịch sang tiếng Pháp / Certificat de situation matrimoniale – Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân – en original et copie certifiée conforme. L’original vous sera restitué après la vérification du dossier ou au plus tard au retrait du CCAM. La copie devra être légalisée (Hợp pháp hóa lãnh sự) au Service des Relations extérieures (Sở Ngọai Vụ) puis traduite en français par un traducteur assermenté. Il est important de bien respecter cet ordre.
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú – Giấy này bản gốc phải được hợp pháp hóa, sau đó dịch công chứng / Attestation de résidence délivrée par la police – Xác Nhận Thông Tin Về Cư Trú – Ce document original devra être légalisé, puis traduit en français par un traducteur assermenté. Il est important de bien respecter cet ordre.
- Đối với người đã ly hôn hoặc ở góa, kèm theo bản sao y công chứng giấy ly hôn gốc hoặc bản sao giấy chứng tử / Pour les personnes divorcées ou veuves, joindre une copie certifiée conforme à l’original du jugement de divorce ou la copie de l’acte de décès du défunt, accompagnée d’une traduction en français par un traducteur assermenté.
- Bản sao thẻ Căn cước công dân sao y công chứng và hợp pháp hóa / Copie de la carte nationale d’identité vietnamienne certifiée conforme et légalisée.
- Bản sao hộ chiếu Việt Nam nếu bạn có sao y công chứng và hợp pháp hóa / Copie du passeport vietnamien si vous en détenez un (uniquement la page d’identité et les éventuelles pages comportant des cachets/visas) certifiée conforme et légalisée.
- Bản câu hỏi cá nhân được điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên / Questionnaire individuel dûment rempli, daté et signé
Quy trình kết hôn giữa công dân Pháp với công dân Việt Nam tại Việt Nam
Quy trình cơ bản của việc đăng ký kết hôn có thể gói gọn trong 5 bước, trong đó các cơ quan xử lý hồ sơ kết hôn gồm: Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam, tòa thị chính nơi công dân Pháp cư trú và Ủy ban nhân dân quận huyện của Việt Nam
Các bước kết hôn với người Pháp | Nơi thực hiện |
---|---|
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ | Nam nữ/Sứ quán Pháp |
Bước 2. Công bố đám cưới | Sứ quán Pháp/ Tòa thị chính tại Pháp |
Bước 3. Công hàm kết hôn và Giấy xác nhận độc thân | Sứ quán Pháp |
Bước 4. Đăng ký kết hôn | UBND quận/huyện |
Bước 5. Ghi chú Giấy chứng nhận kết hôn Việt Nam | Sứ quán Pháp |
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại sứ quán Pháp
Bước đầu tiên trong quy trình kết hôn giữa công dân Pháp và công dân Việt Nam tại Việt Nam đó là nộp hồ sơ kết hôn lên Đại sứ quán Pháp/ Tổng Lãnh sự quán Pháp. Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ kết hôn như hướng dẫn ở trên.
- Nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tiếp tại Đại sứ quán Pháp hai bạn có thể được phỏng vấn ngay tại chỗ. Nếu nộp qua bưu điện bạn có thể được đề nghị tới bộ phận hộ tịch của Đại sứ quán hoặc tới văn phòng tòa thị chính nơi bạn cư trú tại pháp để phỏng vấn. Việc phỏng vấn nhằm mục đích kiểm tra việc kết hôn có tuân thủ theo pháp luật của Pháp hay không.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng lãnh sự quán Pháp, nhân viên lãnh sự sẽ phỏng vấn hai bạn tại chỗ, sẽ có người phiên dịch nếu cần thiết. Nếu công dân Pháp vắng mặt, phỏng vấn sẽ được tiến hành bởi Tòa thị chính tại Pháp nơi người đó cư trú. Buổi phỏng vấn này nhằm mục đích xác minh việc kết hôn của hai bạn với luật pháp của Pháp.
Trong trường hợp nghi ngờ mục đích của việc kết hôn, hồ sơ sẽ được trình lên Công tố viên tại tòa án Tối cao ở thanh phố Nantes.
Bước 2. Đăng Công bố đám cưới
Đăng Công bố đám cưới là bắt buộc trong quy trình kết hôn đối với người có quốc tịch Pháp ở nước ngoài. Kế hoạch kết hôn của hai bạn sẽ được niêm yết trong 10 ngày làm việc tại Đại sứ quán Pháp/ Tổng lãnh sự quán Pháp, và Tòa thị chính nơi cư trú của công dân Pháp.
Bước 3. Cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân
Sau khi niêm yết Công bố đám cưới, nếu không có ý kiến phản đối nào được đưa ra, Sứ quán Pháp sẽ cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân.
Thời gian từ lúc Công bố đám cưới đến lúc Đại sứ quán Pháp / Lãnh sự quán Pháp cấp công hàm kết hôn mất trung bình 2 tháng.
Bước 4. Đăng ký kết hôn tại cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam
Sau khi sứ quán Pháp cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân cho công dân Pháp thì nam nữ tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Hiện nay việc đăng ký kết hôn thuộc quyền của UBND quận/huyện, nơi phía công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú. Thủ tục đăng ký kết hôn với công dân Pháp tại Việt Nam ngoài giấy tờ trên yêu cầu nam nữ phải có thêm giấy giám định chuyên khoa không mắc bệnh tâm thần. Nam nữ có thể khám tại:
- Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
- Bệnh viện Tâm thần Tp.HCM
- Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
- Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ