Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Campuchia tại Hà Nội

Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Campuchia tại Hà Nội

Lịch sử

Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi “Campuchia”, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.

Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

Địa lý

dich thuat ho so tieng campuchia

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Dân cư và ngôn ngữ
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.

Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên chúa giáo chiếm khoảng 2% dân số…

Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.

Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông[2]. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.

Sáng 24/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa trường Đại học Kiên Giang với Đại học  Chea Sim Kamchaymear của Campuchia.

Tham dự và chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai trường đại học có Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh, Phó quốc vụ khanh Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Touch Visalsok, Hiệu trưởng và một số cán bộ chủ chốt của hai trường đại học.

Lễ ký kết.
Lễ ký kết.

Đại học Kiên Giang và Đại học Chea Sim Kamchaymear đã có quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều năm qua. Đặc biệt từ khi thành lập đến nay, Đại học Chea Sim Kamchaymear đã nhận được sự giúp đỡ rất hiệu quả của phía Việt Nam về trang bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng giảng viên và nghiên cứu phát triển nông nghiệp

Để tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ và tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nhà trường, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ với những nội dung được thống nhất gồm: Trao đổi giảng viên, học viên; tổ chức nghiên cứu chung, hội thảo khoa học chung; trao đổi ấn phẩm, tài liệu; cung cấp học bổng cho sinh viên của mỗi trường

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Đại học Chea Sim Kamchaymear ông Seth Khan khẳng định: “Việc ký MoU này mang lại những lợi ích thiết thực cho sinh viên cả hai trường, trao đổi sinh viên, cán bộ, giáo viên, cũng như các kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt, hai bên cũng tập trung trao đổi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, điều đó sẽ góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp hai nước ngày càng phát triển.”

Hai bên dự kiến sẽ thành lập 2 trung tâm nghiên cứu nông nghiệp chung đặt tại Đại học Kiên Giang và Đại học Chea Sim Kamchaymear. Thông qua tăng cường hợp tác với các trường đại học của Việt Nam, đại diện Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia hy vọng hai nước sẽ giúp nhau đào tạo ra nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp hữu cơ, đóng góp cho ngành nông nghiệp mỗi nước và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sạch ra thế giới.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh.

Đánh giá cao sự hợp tác giữa Đại học Kiên Giang và Đại học Chea Sim Kamchaymear cũng như tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác giữa hai dân tộc anh em Việt Nam – Campuchia, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh bày tỏ: “Tôi tin tưởng rằng buổi lễ ký kết MoU hôm nay là dấu mốc hết sức quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, đoàn kết, hiệu quả lâu dài giữa hai trường đại học. Tôi cũng tin tưởng rằng việc hợp tác này góp phần quan trọng vào sự phát triển nguồn nhân lực của hai nước, đồng thời cũng góp phần vun đắp tình cảm hữu nghị, đoàn kết, tăng cường sự  hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc; đặc biệt là giữa hai thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước”.

 

0/5 (0 Reviews)