Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh

Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh

Ấn Độ  là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.

dich thuat tieng an do

Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh.

Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v…

1. Học viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore (IISc Bangalore)

Học viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore

Học viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore (IISc Bangalore).

Học viện Khoa học Ấn Độ nằm giữa trung tâm các học viện nghiên cứu ở phía bắc của thành phố Bangalore, nổi tiếng với chương trình nghiên cứu về công nghệ và kỹ thuật. Trường được thành lập vào năm 1909 với hai khoa và chỉ có 21 sinh viên. Bây giờ trường đã có tới 39 khóa trong khuôn viên 400 mẫu đất và 3.500 sinh viên.

2. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Bombay (IITB)

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Bombay được thành lập vào năm 1958 và kể từ đó đã là một trong những trường đại học hàng đầu Ấn Độ. Được biết đến với các chương trình kỹ thuật, khoa học, trường cũng có một số khóa học về nghệ thuật và nhân văn. IITB xây dựng kết nối giữa trường đại học ở cả Ấn Độ và nước ngoài nhằm phát triển các chương trình nghiên cứu và học tập. Trường nằm trong khu vực Powai ở phía đông bắc của Mumbai (trước đây gọi là Bombay) và có khoảng 8.000 sinh viên.

3. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Delhi (IITD)

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Delhi được thành lập năm 1961 như là trường đại học kỹ thuật. Nhưng nay trường có 11 trung tâm đa ngành, trong đó các chương trình kỹ thuật và khoa học của trường thường bị chồng chéo lên nhau. Với diện tích 325 mẫu đất, IITD nằm ở khu vực Hauz Khas, phía nam thủ đô New Delhi. Trường cũng nằm gần một số trường đại học khác, trong đó có Đại học Jawaharlal Nehru và Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo (NCERT).

4. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Madras (IITM)

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Madras được thành lập vào giữa thế kỷ 20 (1959). Trường có khoảng 8.000 sinh viên đang theo học trong khuôn viên trường ở Chennai (trước đây gọi là Madras), một trung tâm văn hóa, kinh tế và giáo dục lớn nhất Nam Ấn Độ. Trường cũng tự hào về không gian đẹp tự nhiên tuyệt vời của mình bên cạnh Công viên quốc gia Guindy.

5. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kanpur (IITK)

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kanpur

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kanpur (IITK).

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kanpur được thành lập vào năm 1959. Nằm trong khuôn viên rộng 1.000 mẫu đất ở ngoài thành phố Kanpur (ở bang miền bắc Uttar Pradesh), trường có khoảng 7.000 sinh viên đang theo học. Giống như các học viện công nghệ khác, trường tập trung chủ yếu vào các môn kĩ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, trường cũng có những chương trình học về nghệ thuật, nhân văn và khoa học xã hội. IITK là học viện Ấn Độ đầu tiên đào tạo khoa học máy tính.

6. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur (IITKGP)

Được thành lập vào năm 1951 như một viện đào tạo cho các nhà khoa học và các kỹ sư, Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur là học viện công nghệ đầu tiên và có khuôn viên rộng nhất (với 2.000 mẫu đất) ở Ấn Độ. Hiện này trường có khoảng 9.000 sinh viên theo học. Trường được đặt tại thành phố Kharagpur ở đông bắc Ấn Độ, 116 km về phía tây của Kolkata.

7. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Roorkee (IITR)

Được thành lập vào năm 1847 và trở thành trường đại học vào năm 1949 với tên gọi là Đại học Roorkee, Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Roorkee mới đổi tên gọi hiện này vào năm 2001. Trường có 21 khoa với chương trình đào tạo về kĩ thuật, khoa học ứng dụng, khoa học nhân văn, khoa học xã hội và quản lý, và tập trung vào giáo dục và nghiên cứu về công nghệ và khoa học. Trường còn có 3 trung tâm ưu việt dành cho công nghệ nano, hệ thống giao thông, và giảm nhẹ và quản lý thiên tai.

8. Đại học Delhi

Được coi là một trong những trường đại học đa ngành tốt nhất trong nước, Đại học Delhi có 77 trường trực thuộc và giảng dạy khoảng 132.400 sinh viên. Được thành lập vào năm 1922 bởi chính chính quyền Ấn Độ thuộc địa Anh, trường đã trở thành một trong những đại học lớn nhất Ấn Độ với 2 cơ sở chính, Bắc và Nam, ở New Delhi. Cơ sở Nam nổi tiếng với sắc xanh ngập tràn và địa hình đồi núi trong 69 mẫu đất.

9. Đại học Calcutta (đồng hạng)

Đại học Calcutta cũng là một trường công đa ngành. Trường được thành lập vào năm 1857 tại thành phố Kolkata, trước đây gọi là Calcutta, một trung tâm thương mại, văn hóa và giáo dục của đông Ấn Độ. Hiện nay Đại học Calcutta có 14 trường trực thuộc nằm rải khắp thành phố và vùng ngoại ô với hơn 23.000 sinh viên theo học. Trường có danh tiếng lớn ở trong và ngoài Ấn Độ.

9. Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Guwahati (đồng hạng)

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Guwahati

Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Guwahati.

Được thành lập bởi chính phủ Ấn Độ vào năm 1994, Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Guwahati là một trường đại học trẻ. Nằm trong khuôn viên 700 mẫu đất ở bờ bắc của sông Brahmaputra bên ngoài thành phố Guwahati, đông bắc Ấn Độ, trường được coi là một trong những trường đẹp nhất trong nước. Trường có 6 trung tâm nghiên cứu, tập trung vào các ngành về năng lượng, môi trường, công nghệ giáo dục, công nghệ nano, truyền thông đại chúng.

Ưu điểm nổi bật của du học tại Ấn Độ là chi phí rẻ. Học phí cao nhất như của các ngành y, dược, nha khoa cũng chỉ trên 10.000 USD. Ấn Độ cũng là nước đang phát triển như Việt Nam, nên giá sinh hoạt không cao. Thậm chí, một số người Ấn ở Hà Nội còn cho rằng giá cả ở nước họ tính trung bình thấp hơn Việt Nam. Nếu bạn ở ký túc xá, tự thổi nấu thì càng ít tốn kém (bên Ấn Độ cũng có các chợ cóc, rất sẵn rau cỏ, lương thực… các thứ tương tự như ở Việt Nam). Tổng chi phí cho sinh hoạt, theo một người từng lấy bằng thạc sĩ ở Ấn Độ (giấu tên), chỉ khoảng 100-150 USD/tháng. Về phương tiện đi lại, bạn có thể mua xe máy với giá trên dưới 300 USD. Giao thông ở nước này cũng là sự “kết hợp” hổ lốn giữa phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân như Việt Nam. Tuy nhiên, khi trả lời phóng viên VnExpress, những người từng học ở Ấn Độ đều khuyên: “Đừng bao giờ đi xe buýt hay một phương tiện chuyên chở công cộng nào, vì xe rất đông, ăn mày, ăn cắp rất nhiều. Đang khi trời nóng hơn 40 độ C mà chen chúc trên đó thì thật kinh khủng”.

Giáo dục Ấn Độ có một ưu điểm lớn mà đến nay còn ít người được biết. Đó là: Họ chủ động tiếp nhận những điểm tốt của nền giáo dục Anh quốc. Chính vì thế, phương pháp dạy và học rất hiện đại theo phong cách Tây phương. Bà Lê Bích Ngọc, cán bộ Viện Khoa học Giáo dục, cho biết, các giáo sư của Ấn Độ đa số từng học ở Anh về, nói tiếng Anh rất tốt và đặc biệt, họ luôn quan tâm đến người học. Cách dạy ở nơi bà theo học, Viện Đào tạo Giáo học pháp, cũng là “đọc và ghi” như Việt Nam, nhưng cách đọc, cách giảng “rất tuyệt”, và ngay sau khi nghe giảng xong, người học sẽ thực hành bằng cách thảo luận trực tiếp. Nội dung giảng dạy luôn hiện đại, giúp học viên cập nhật kiến thức mới kịp với trình độ của thế giới. Ngoài ra, bà Ngọc nhấn mạnh ưu điểm “bao quát nhưng thực tế” của các bài giảng, giúp người học có thể áp dụng những gì đã học được trong nhiều lĩnh vực. Bạn Phạm Liên Bình, sinh viên Học viện Quan hệ quốc tế, từng học lấy bằng khoa học chính trị và tiếng Pháp ở Đại học Tổng hợp Delhi, năm học 1998-1999 khẳng định cách dạy và học ở đây giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo. Chế độ thi cử nghiêm khắc, đảm bảo tính trung thực. Phương tiện học tập hiện đại. Trường nào cũng có phân viện Internet, cho phép dùng mạng miễn phí với tốc độ truy cập nhanh. Thư viện đầy đủ sách các loại, đều bằng tiếng Anh (nhập từ Anh, Mỹ), nội dung cập nhật với phương Tây.

Ấn Độ là một nước đang phát triển và mức sống của người dân thấp, nhất là khi ra khỏi các thành phố lớn. Khi mới sang đây, bà Ngọc đã so sánh Ấn Độ với Việt Nam những năm 70. Tuy nhiên, bà khẳng định: “Đất nước này thật kỳ lạ. Càng ở lâu, càng thấy yêu, yêu con người, yêu nền văn hóa đậm đà chất phương Đông”. Người dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Sự khác biệt về tôn giáo hoàn toàn không ảnh hưởng đến người nước ngoài và an ninh được đảm bảo.

 

0/5 (0 Reviews)