Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến.
Đất nước, kinh tế và con người Nhật Bản
Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩ là “Mặt trời”, cho nên nước Nhật mới được gọi là đất nước mặt trời mọc. Với diện tích gần 400.000km2, trải dài từ bờ biển Okhotsk ở phía Bắc đến phía Nam biển Đông Hải của Trung Quốc. Phía Đông giáp với Hàn Quốc và Nga đã tạo cho Nhật Bản một địa thế giao thương thuận lợi. Đặc biệt, Nhật Bản còn là đất nước có nhiều đảo nhất thế giới với gần 7.000 hòn đảo, trong đó có 5 đảo lớn nhất và có nhiều người sinh sống nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa.
Do nằm trên vành đai Thái Bình Dương, nên khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, với 4 mùa rõ rệt và thiên nhiên tươi đẹp, cây cối màu mỡ, xanh tốt, thực vật phong phú và đa dạng. Bởi thế mà không phải tự nhiên Nhật Bản được xếp vào Top 10 những đất nước đẹp nhất thế giới.
Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Vì những thiên tai này mà đất nước Nhật Bản đã tưởng như bị xóa sổ khỏi bản đồ. Nhưng với ý chí kiên cường, mạnh mẽ và quyết tâm, người dân đất nước này đã chung tay xây dựng và giữ vững quê hương của mình.
Phải chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chức Liên Hợp Quốc. Vậy lý do nào đã khiến nước Nhật mạnh mẽ, vững chắc và kiên cường như vậy.
Đó chính là những con người Nhật Bản. Học không chỉ có tính hiếu kỳ, nhạy cảm với văn hóa nước ngoài và hiếu học. Họ còn có một ý thức tập thể cao, óc thẩm mỹ và sáng tạo thiên bẩm, luôn tôn trọng thứ bậc, địa vị (đây là phong tục của người Nhật). Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: CẦN CÙ – THÔNG MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ những đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như ngày hôm nay. Người Nhật chính là một tấm gương sáng để cả thế giới soi mình và học tập theo.
1. University of Tokyo
University of Tokyo được thành lập năm 1990, nổi tiếng là trường Đại học nghiên cứu đứng đầu Nhật Bản trong số 7 trường Đại học Quốc gia. Các chuyên khoa đào tạo nổi tiếng của trường là kinh tế, nghiên cứu môi trường, nghiên cứu nhân văn,…
2. Chiba University
Đại học Chiba ra đời năm 1949, là một trong những trường đại học tư thục lớn nhất Nhật Bản với tổng số hơn 11000 sinh viên, trong đó có 800 sinh viên quốc tế. Trường cung cấp một số khóa học bằng tiếng Anh như Thiết kế Kiến trúc, Ngôn ngữ và Xã hội và Nghiên cứu Nhật Bản.
Chiba University có nhiều cơ sở, bao gồm các thư viện, bệnh viện và một số phòng nghiên cứu. Các học bổng, chương trình tư vấn, hỗ trợ ngôn ngữ, giúp đỡ tìm nhà trọ và các hoạt động ngoại khóa liên văn hóa là một số dịch vụ trợ giúp của trường dành cho các sinh viên quốc tế.
3. Osaka University
Osaka University là một trong những trường quốc lập – trường hoàng gia của Nhật Bản. Đại học Osaka cũng giống Đại học Tokyo ở điểm yêu cầu đầu vào khó. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc nếu học tập ở đây, bạn sẽ được học trong môi trường toàn người giỏi, sẽ là động lực giúp bạn chăm chỉ phấn đấu mỗi ngày.
4. Tohoku University
Tohoku University có lịch sử thành lập từ năm 1907 và là Đại học Hoàng gia thứ 3 của Nhật Bản, xếp thứ 74 trong số các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2016. Số sinh viên quốc tế của trường hiện nay xấp xỉ 1300 người, đa số theo học hệ Cao học bởi đây là trường dành cho những sinh viên có năng lực thực sự.
5. Kyushu University
Kyushu University là 1 trong 7 trường đại học lớn nhất Nhật Bản, đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau nên có số lượng học sinh khá đông. Điều kiện tuyển sinh của trường không quá khó nhưng nếu các bạn muốn học tại trường phải đảm bảo đủ điều kiện tuyển sinh của ngành yêu cầu.
Để được học ở đây, bạn phải đạt trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh kèm vượt qua bài test ngành đầu vào. Sau khi thi đạt tất cả các môn và có thủ tục hồ sơ đầy đủ thì sinh viên quốc tế cần phải tham gia buổi phỏng vấn nữa nhé.
1. Điều kiện để đi du học Nhật Bản: độ tuổi nào là phù hợp?
Người đủ 18 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Việt Nam, hoặc trình độ tương đương phổ thông trung học 12 năm ở nước ngoài.
Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng hay Đại học, đây sẽ là một lợi thế. Đối với những bạn từ 30 tuổi trở lên, nếu chứng minh được quá trình học tập và làm việc của bản thân xuyên suốt và không bị gián đoạn trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm, thì hoàn toàn có thể tiến hành làm hồ sơ du học Nhật Bản.
2. Điều kiện liên quan đến trình độ tiếng Nhật?
Ngoài thời gian học tại trường Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt. Do đó, các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường. Đối với những bạn chưa có bằng chứng nhận tiếng Nhật, các bạn vẫn có thể đăng ký tham gia du học Nhật Bản, nếu có giấy chứng nhận đã học khoảng 150 giờ tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có một số trường Nhật Ngữ ở Việt Nam đủ điều kiện cung cấp giấy chứng nhận được phía Nhật Bản chấp nhận. Akira cũng là một trong số đó.
3. Điều kiện du học Nhật Bản: điều kiện về tài chính
Để có thể du học Nhật Bản, đặc biệt trong trường hợp du học theo diện tự túc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Tùy vào trường và chương trình học bạn lựa chọn, điều kiện tài chính sẽ khác nhau. Chi phí cần chuẩn bị thường sẽ bao gồm chi phí hồ sơ, dịch thuật, chi phí thi năng lực tiếng Nhật, vé máy bay, tiền học phí năm đầu và phí kí túc xá cho khoảng 3-6 tháng đầu tiên tại Nhật.
4. Cần chuẩn bị giấy tờ gì để đáp ứng các điều kiện du học Nhật Bản?
- Đơn xin học.
- Bảng điểm ghi lại kết quả học tập của bạn ở Việt Nam.
- Chứng chỉ các khoá học mà bạn đã từng tham gia.
- Thư giới thiệu của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận năng lực tài chính, khả năng chi trả.
- Giấy khám sức khoẻ.
- Lệ phí nộp đơn.
- Hồ sơ liên quan đến nguời bảo lãnh.
- Kết quả phỏng vấn với người bảo lãnh.
- Kết quả kiểm tra ở các nước sở tại.
Với những trường lớn, có uy tín và chất lượng giảng dạy tốt ở Nhật Bản, sẽ có 4 đợt tuyển sinh trong một năm: tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Họ sẽ tiếp nhận hồ sơ trước mỗi đợt nhập học 5 tháng, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và nộp cho Sở Nhập Cảnh Nhật Bản. Sở Nhập Cảnh Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và thông báo kết quả cho các trường 2 tháng trước mỗi đợt nhập học.