Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Dịch “cabin”: nghề của những “quái kiệt”

Dịch “cabin”: nghề của những “quái kiệt”

Chỉ cần sau 1 giây, nghe xong chủ ngữ,phiên dịch cabin đã “nổ súng” và cuộc hành trình chuyển tải ngôn ngữ bắt đầu. Đó là những “quái kiệt” trong làng phiên dịch.

Dịch “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch ở chỗ người dịch phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì mình cũng phải dịch đến đó. Quỳnh Chi – làm phiên dịch trong lĩnh vực lao động mô tả công việc của mình: “Não luôn phải chia làm hai phần, một phần tiếng Anh một phần tiếng Việt”.

dich hoi thao chuyen nganh

(Hội thảo bao gồm dịch cabin của Dịch thuật Châu Á phụ trách)

Nổi danh là một chuyên gia dịch “cabin” có hạng, anh Đặng Xuân Thân -Giám đốc Đào tạo Viện phát triển giáo dục IVN cho biết: “Người Anh có tốc độ nói là 300-350 từ/phút, còn người Mỹ là 350-450 từ/phút nên khó có thể dịch đủ ý theo cách nghe hết câu thứ nhất mới vừa dịch, vừa nhớ câu thứ hai. Thường thì tôi chỉ cho phép mình dịch sau người nói 1 giây, nghe xong chủ ngữ là “nổ súng”.
Bí quyết của anh là “phải nắm chắc và sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các cấu trúc câu (nhất là trong tiếng Anh). Dịch “cabin” thực sự là một công việc đầy sức ép và sự căng thẳng. Nhiều người cho biết đầu mình khi ngồi “cabin” không khác gì một lò than”.

phien dich vien hoi thao chuyen nghiep

Thù lao của phiên dịch cabin đáng mơ ước

Am hiểu về lĩnh vực mình dịch là điều rất quan trọng gần như là bắt buộc nếu muốn trở thành phiên dịch giỏi. Chẳng thế mà Quỳnh Chi đã tự bắt mình nắm hầu hết các vấn đề liên quan đến lao động chẳng khác nào một chuyên gia. Một kiến thức bền vững như vậy giúp Chi rất tự tin. Thậm chí nếu tối nay người ta gọi mai đi dịch thì vẫn “OK”.

Hay như anh Thân, một phiên dịch chuyên nghiệp có khả năng dịch trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, xã hội, dược cho đến văn học, thơ ca. Nhìn vào “lý lịch” thì sẽ hiểu được: Từ năm 1993 đến nay dạy và thiết kế chương trình tiếng Anh kinh tế-tài chính-thương mại cho Viện IVN; Chủ nhiệm Bộ môn Văn học sử-Đất nước học của Đại học Ngoại ngữ Quân sự từ năm 1993-2002; nhiều năm dạy tiếng Anh cho chuyên gia VN đi châu Phi và làm việc với các hãng dược…

Thuật ngữ và con số luôn là những “chướng ngại vật” của các phiên dịch “cabin” nhất là trong các hội thảo chuyên ngành. Thực tế ngay chính các chuyên gia của VN cũng rơi vào trường hợp lần đầu nghe đến. Thành Quế-chuyên viên của Bộ LĐTB&XH thường xuyên phải “đối mặt” với các thuật ngữ như vậy. Bởi để tìm ra một từ sát nghĩa phù hợp với từ người nói đưa ra thật chẳng dễ chút nào.

Lương cao nhưng không “dễ chơi”
Người phiên dịch cabin được trả khá cao (250USD/ngày), nhưng cũng là tương xứng với lao động bỏ ra. Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là ngay lập tức trở thành một phiên dịch cabin.

Khi còn là sinh viên ngày ngày chị lấy các băng hội thảo ra sau đó đeo tai nghe vào và dịch. Có ngày luyện dịch liên tiếp 6 tiếng đồng hồ, tai sưng cả lên. Đến khi đi làm cô cũng phải “vác sách bút” lên hỏi các chuyên gia để họ giảng giải cho mình hiểu các vấn đề liên quan đến lao động chẳng khác nào như đi học.

Dịch “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch ở chỗ người dịch phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì mình cũng phải dịch đến đó. Quỳnh Chi – làm phiên dịch trong lĩnh vực lao động mô tả công việc của mình: “Não luôn phải chia làm hai phần, một phần tiếng Anh một phần tiếng Việt”.

 

0/5 (0 Reviews)