Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

Ngày quốc tế dịch thuật 30-9

Ngày quốc tế phiên dịch, còn gọi là Ngày quốc tế dịch thuật là một hoạt động kỷ niệm diễn ra vào ngày 30 tháng 9 hàng năm nhân dịp lễ thánh Giêrôminô, cố linh mục Kitô giáo. Ông là người có công chuyển ngữ Thánh Kinh ra tiếng Latinh và được Giáo hội suy tôn làm thánh bổn mạng của giới phiên dịch và thông ngôn. Kể từ khi Hiệp hội Dịch thuật Quốc tế (FIT) được thành lập năm 1953, tổ chức này đã không ngừng tổ chức kỷ niệm ngày này. Năm 1991 FIT đưa ra khái niệm quốc tế hóa ngày Dịch thuật nhằm để xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dịch thuật toàn cầu, và cũng để quảng bá phát triển ngành biên phiên dịch tại các quốc gia trên thế giới (không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng). Đây là dịp người làm công tác dịch thuật trên thế giới bày tỏ niềm tự hào về ngành nghề có ý nghĩa của mình, vốn ngày càng cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Ở Việt Nam, dịch thuật dù đã có từ lâu với những tên tuổi dịch giả văn học như: Thúy Toàn, như Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân nhưng đa số đã khá cao tuổi. Và trong thế giới phẳng, nhiều công ty dịch thuật đã ra đời nhưng vẫn chưa thực sự được coi là một nghề…

Dịch giả Cung Văn Hùng chia sẻ, mỗi ngôn ngữ có một thế giới riêng mà người dịch chính là cầu nối về tri thức và văn hóa. Hiện ở Việt Nam hiện có khoảng 360 công ty dịch thuật lớn nhỏ, lâu nhất khoảng 20 năm và các dịch giả Việt Nam đã hội tụ đủ phẩm chất vốn có của người dịch chuyên nghiệp với tốc độ khá cao từ 3000-3500 từ/ ngày ( gấp đôi số lượng của các dịch giả quốc tế).

Thế nhưng, trên thực tế công việc phiên/biên dịch cơ bản cho đến nay vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó.

Một điều thiệt thòi nữa là thù lao tương đối thấp so với mức chung của thế giới. Chưa kể tới, các công ty trong sự cạnh tranh, đã hạ giá mức dịch xuống thấp hơn so với mặt bằng chung nên thị trường càng bị phá giá.

Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hóa, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền và kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hóa về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Và, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu được chí ít là ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn.

Điều này dẫn tới nhiều thách thức đối với công tác dịch thuật; nhà chuyên môn giỏi thì khả năng thành thạo ngoại ngữ lại thấp, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu kiến thức chuyên môn, và một số người hội đủ cả hai phẩm chất này ở mức thuần thục thật quá ít ỏi.

Ở góc độ khác, dịch giả Lý Đức Trung, cố vấn CLB Biên dịch Việt Nam cho biết, đã là dịch giả thì trước hết người biên dịch phải giỏi ngôn ngữ tiếng Việt. Chính vì thế, dịch giả Lý Đức Trung mong muốn CLB có sự chuẩn hóa về biên dịch.

dich thuat van ban

Nếu như biên dịch là tĩnh với nhiều tầng ngữ nghĩa, chơi chữ, ẩn ý thì phiên dịch lại là động với từ ngữ linh hoạt. Do đó, khi có sự chuẩn hóa về biên dịch chúng ta sẽ không lo mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, bởi sự khác nhau giữa phiên dịch và biên dịch.
Đại đa số các công ty dịch thuật tại Việt Nam đều cơ bản đáp ứng được các yêu cầu dịch thuật và chuyển ngữ của các công ty nước ngoài  tại Việt nam và các yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn đưa sản phẩm và dịch vụ của người Việt tới phần còn lại của thế giới  cho các tổ chức, các tập đoàn đa quốc gia, các thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế như: Intel, IBM, ABB, Quintiles, Viettel, Vietnam Airlines, Vinamilk, FPT, Mobiphone, Ford Việt Nam, Yamaha, Honda, Toyota, Brainworks,…và chính những khách hàng đó là minh chứng cho các bước đi của các công ty dịch thuật tại Việt Nam

Tuy nhiên, thách thức không ít. Với quy mô nhỏ, các liên kết yếu với các ngôn ngữ bản địa khác đặc biệt là dịch vụ Proofreader (Hiệu đính), do vậy chất lượng các bản dịch thuật tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn so với các công ty dịch thuật nước ngoài. Do vậy với việc tăng cường gia nhập các tổ chức dịch thuật quốc tế như ATA (Tổ chức dịch thuật Hoa Kỳ), ELIA (Liên hiệp dịch thuật châu Âu) và AATI (Hiệp hội dịch thuật châu Á). Hy vọng năm 2017 sẽ là một năm khởi sắc đối vơi ngành nghề dịch thuật còn khá non trẻ tại Việt Nam.

 

 

0/5 (0 Reviews)