Hợp pháp hóa Lãnh sự quán
Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Anh là gì – là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm, và được yêu cầu hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo các yêu cầu khác nhau của công việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Theo khái niệm được nêu trong nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011: hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Do đó, tiếng Anh của thuật ngữ hợp pháp hóa lãnh sự thì có nhiều cách sử dụng khác nhau, để chuẩn hóa, Dịch Thuật Châu Á xin cung cấp một số thông tin như sau:
Các từ tiếng Anh mà các đại sứ quán, lánh sử quán có thể yêu cầu thực hiện và có thể sử dụng khi nói đến thuật ngữ hợp pháp hóa lãnh sự:
1. Documents certified by a general consulate / embassy
2. Documents legalized by a general consulate / embassy
3. Consular legalization
4. Consular certification
Tại sao cần hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực lãnh sự
Thông thường, nếu Quý khách là người không có quốc tịch Việt Nam hoặc là người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài khi tiến hành những thủ tục nành chính tại Việt Nam như: đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam, xin nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi, đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp, xin thẻ thường trú, thẻ tạm trú… cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thường yêu cầu Quý khách phải “Hợp pháp hóa lãnh sự” hay chứng thực lãnh sự những giấy tờ có liên quan.
Quy trình, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào?
CÔNG TY DỊCH THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH TIÊU ĐIỂM CHÂU Á xin thông tin đến các Quý khách những qui định của Pháp luật hiện hành về thủ tục này.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp trước khi sử dụng tại Việt Nam.
Chứng nhận lãnh sự là Chứng nhận lãnh sự con dấu, chữ ký của cơ quan nhà nước Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài
Việc chứng thực này do các cơ quan sau tiến hành:
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (gọi tắt là Cục Lãnh sự), Địa chỉ sở ngoại vụ Hà Nội: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Ngoại vụ); Địa chỉ sở ngoại vụ Tphcm: số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.
Có 2 loại hợp pháp hóa lãnh sự:
– Hợp pháp hóa lãnh sự không bao hàm việc chứng thực nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu,
– Hợp pháp hóa lãnh sự bao hàm cả việc chứng thực về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác (Pháp lệnh lãnh sự năm 1990).
Khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, các Quý khách cần lưu ý một số điểm sau (theo Thông tư số 01/1999/TT-NG của Bộ Ngoại giao):
– Giấy tờ, tài liệu phải được trình bày rõ ràng, không bị tẩy xóa, sửa chữa. Trường hợp giấy tờ, tài liệu đã bị tẩy xóa, sửa chữa thì chỗ bị tẩy xóa, sửa chữa phải được đính chính theo qui định của pháp luật nơi lập văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu có từ 02 tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa các tờ.
– Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài đó tại Việt Nam hoặc kiêm nhiệm tại Việt Nam;
Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam phải được chứng thực bởi:
– Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở tại nếu đó là giấy tờ, tài liệu của nước sở tại. Đối với các nước có chế độ liên bang thì
tùy theo thực tiễn và pháp luật địa phương. Cục Lãnh sự sẽ hướng dẫn cụ thể đối với từng cơ quan đại diện Việt Nam về cơ quan có thẩm quyền
chứng thực của nước ngoài đó.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước thứ ba tại nước sở tại hoặc kiêm nhiệm nếu là giấy tờ tài
liệu của nước thứ ba đó.
Xem thêm: