Khóa luận là gì?
Luận văn đồ án tốt nghiệp được coi như một công trình khoa học, phải đầu từ công sức trong một quá trình dài. Nó là cả một quá trình kiến thức được xây dựng trong quá trình học tập. Hiện nay làm luận văn tốt nghiệp có phần đơn giản hơn nhờ công nghệ và tài liệu tham khảo nước ngoài. Việc tìm kiếm và dịch thuật cũng chở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các bạn trẻ ngày nay đang được hưởng một lợi thế vô cùng to lớn về công nghệ thông tin và nhiều mặt của cuộc sống để phục vụ cho tương lai của mình. Đối với mỗi đồ án, luận văn tốt nghiệp nó là chứng chỉ thực tế quá trình học.
Với những khóa luận tốt nghiệp cần phải dịch từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác và ngược lại thì độ khó khăn phức tạp còn cao hơn rất nhiều. Nắm bắt được nhu cầu hiện nay,Công ty dịch thuật Châu Á đã nhanh chóng nỗ lực phấn đấu và xây dựng được một trung tâm dịch thuật uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng.
Công ty dịch thuật luận văn, khóa luận, đồ án thực tập giá rẻ
Dịch thuật Châu Á là nơi các bạn tin tưởng gửi gắm truyền tải nội dung sự khát khao ý tưởng, những sáng tạo để cho các đối tác hay các thành viên trong Ban giám khảo trong nước và quốc tế đánh giá đúng về mình. Hãy đến với chúng tôi quý khách sẽ được thỏa lòng mong ước bằng sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp. Sản phẩm dịch thuật của chúng tôi luôn được khách hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao về độ chính xác cũng như về tiến độ thời gian.
Bên cạnh dịch thuật khóa luận tốt nghiệp chúng tôi còn dịch thuật luận văn đồ án. Dịch thuật luận văn đồ án ngày nay có nhu cầu cao do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và giáo dục đào đạo, công việc dịch thuật đồ án là một công việc hết sức phức tạp, khó khăn nhất đòi hỏi người dịch có chuyên môn cao, có nhiều vốn từ vựng và sự hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực, khi diễn giải các phần của đồ án phải thể hiện được hết nội dung của tác giả.
Ngôn ngữ dịch thuật luận văn, khóa luận tốt nghiệp đại học:
Ngôn ngữ dịch thuật tài liệu luận văn, khóa luận, báo cáo thực tập: Dịch Tiếng Anh, Dịch Tiếng Pháp, Dịch Tiếng Nga, Dịch Tiếng Đức, Dịch Tiếng Hungary, Dịch Tiếng Bulgaria, Dịch Tiếng Ukraina, Dịch Tiếng Ý, Dịch Tiếng Séc, Dịch Tiếng Trung, Dịch Tiếng Đài Loan, Dịch Tiếng Nhật, Dịch Tiếng Hàn, Dịch Tiếng Thái Lan, Dịch Tiếng Lào, Dịch Tiếng Malaysia, Dịch Tiếng Indonesia, Dịch Tiếng Myanma, Dịch Tiếng Tây Ban Nha, Dịch Tiếng Bồ Đào Nha, Dịch Tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Đan Mạch, Dịch Tiếng Phần Lan, Dịch Tiếng Hà Lan, Dịch Tiếng Nauy, Dịch Tiếng Arập, Dịch Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, dịch thuật tiếng Campuchia, dịch tiếng Ba Lan
(Mẫu văn bằng tốt nghiệp)
Chúng tôi luôn có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, đa ngôn ngữ đã từng tốt nghiệp các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, nhiệt tình trong công việc có hiểu biết sâu trên các lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực khóa luận tốt nghiệp giúp các bạn nêu bật được các nội dung cần thể hiện.
Dịch thuật Châu Á sẽ giúp quý khách có các bản dịch như mong muốn và chúng tôi luôn cam kết đưa ra mức giá cạnh tranh. Lấy độ hài lòng của khách hàng là thước đo sự phát triển của công ty chúng tôi.
Những lý do khách hàng lựa chọn chúng tôi
Quý khách liên lạc với Công ty Dịch thuật Phiên dịch Châu Á để tư vấn về các dịch vụ dịch thuật công chứng các loại văn bằng tốt nghiệp, và bất kỳ ở đâu và lúc nào, chúng tôi cũng xin hân hạnh được phục vụ và Quý khách như là địa chỉ dịch thuật tin cậy uy tín và một người cộng sự trung thành nhất.
Cấu trúc mẫu của một khóa luận tốt nghiệp đại học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XYZ Khoa Kinh tế-Quản lý |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015 |
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Có thể dùng quy định này cho tiểu luận)
Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm :
– Trang bìa cứng (theo mẫu trang 5)
– Trang phụ bìa (theo mẫu trang 6)
– Lời cảm ơn (theo mẫu trang 7)
– Lời cam đoan (theo mẫu trang 8)
– Mục lục (theo mẫu trang 9)
– Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) (theo mẫu trang 10)
– Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức… (theo mẫu trang 11)
– Nội dung của khóa luận (trình bày trong 50-70 trang), xem phần Bố cục của khóa luận & trình bày theo mẫu trang 12)
– Phụ lục (nếu có) (theo mẫu trang 13)
– Danh mục tài liệu tham khảo (theo mẫu trang 14)
– Xác nhận của đơn vị thực tập (theo mẫu trang 15)
Bố cục phần nội dung của khóa luận
Nội dung khóa luận trình bày trang khổ A4 theo trình tự như sau:
– Mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài. Sinh viên có thể trình bày thêm mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục nội dung chính của khóa luận.
– Tổng quan nghiên cứu (nếu có): Phân tích đánh giá các hướng nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung, nghiên cứu giải quyết.
– Tổng quan về lý thuyết hoặc nghiên cứu thực nghiệm:Trình bày cơ sở lí thuyết, lí luận, giả thuyết khoa học và phương pháp, công cụ được sử dụng trong khóa luận. Có thể trình bày rất ngắn gọn những lý thuyết không được sử dụng trong khóa luận kèm theo lý giải tại sao. Nội dung này thường được trình bày ở Chương 1.
– Trình bày đánh giá, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của khóa luận: Trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Các kết quả này có được từ phân tích dựa trên cơ sở lí thuyết (đã trình bày). Nội dung này thường được trình bày ở Chương 2. Kết luận cuối chương được trình bày ngắn gọn những kết quả đạt được, những hạn chế, không có lời bàn và bình luận thêm.
– Giải pháp và kiến nghị:
Các giải pháp và kiến nghị khắc phục các hạn chế đã phát hiện từ chương 2 thường được trình bày ở chương 3.
– Số liệu sử dụng trong khóa luận phải được thu thập trong 3 năm liên tiếp gần nhất. Ví dụ: thời điểm làm tháng 11/2014, số liệu phân tích từ 2011-2013
Hình thức trình bày
Về trình bày khóa luận:
– Khóa luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, hành văn mạch lạc, in ấn sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức.
– Thuật ngữ khoa học cần được sử dụng chính xác.
Không đánh số trang cho các phần lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt (nếu có), danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức… Lưu ý không ghi chú thêm bất cứ nội dung gì ở đầu và cuối mỗi trang (không ghi gì ở phần footer/header).
– Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Nếu sử dụng bảng biểu giấy khổ A3 thì gấp giấy lại thành các trang có khổ nhỏ hơn A4.
– Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục (không nên chia tiểu mục quá 3 chữ số). Dưới các tiểu mục 3 chữ số, trong trường hợp cần dùng “Bullet”, phải dùng dấu gạch ngang (-), dưới gạch ngang là các dấu cộng (+), không dùng các ký hiệu khác.
Về định dạng văn bản
– Font chữ: Times New Roman-
– Cỡ chữ (size): 13.
– Hệ soạn thảo Unicode.
– Giãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1,3 lines.
– Lề trên (top) 2 cm, lề dưới (bottom) 2 cm, lề trái (left) 3 cm, lề phải (right) 2 cm.
– Số trang đánh ở giữa bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ trang đầu tiên của chương 1.
Các yêu cầu khi nộp khóa luận
Sinh viên cần đóng và nộp các tài liệu sau tại văn phòng Khoa Kinh tế-Quản lý theo lịch.
- Nhật ký làm khóa luận, có chữ ký xác nhận cuối cùng của GV hướng dẫn.
- 01 quyển khóa luận đóng bìa cứng, màu xanh nước biển
- 02 quyển khóa luận bìa mềm gáy xoắn, bìa màu xanh nước biển (1 quyển nộp trực tiếp cho giáo viên hướng dẫn, 1 quyển nộp tại Khoa)
- 03 quyển khóa luận đều phải có xác nhận của đơn vị thực tập. Quyển đóng bìa cứng phải có xác nhận của đơn vị thực tập được đóng dấu đỏ, 02 quyển còn lại có thể dùng bản xác nhận phô tô.
- Trang bìa ngoài cùng không ghi tên giáo viên hướng dẫn
- Đĩa CD nội dung Khóa luận (burn toàn bộ nội dung khóa luận) bên ngoài vỏ điền tên, mã SV, chuyên ngành. Tên file cần lưu theo dạng sau: Mã SV_Mã học phần của Khóa luận tốt nghiệp
Ví dụ: A01712_AC499
Bản khóa luận bìa cứng có bìa trơn không trang trí hình chìm, nổi; không đường viền, kẻ khung (in theo đúng mẫu). In chữ nhũ vàng, đủ dấu tiếng Việt trên bìa xanh nước biển. Gáy của khóa luận phải được trình bày theo dạng sau:
<chuyên ngành học> – <tháng/năm bảo vệ>, size 13, ĐẬM, IN HOA, căn giữa
Ví dụ: KẾ TOÁN–THÁNG 4/ 2014
Lưu ý: Sinh viên bắt buộc phải format nội dung, in đóng bìa cứng theo đúng quy định của Nhà trường; nếu làm sai quy định, sinh viên phải đóng lại
Viết tắt
– Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng ít nhất 05 lần trong khóa luận.
– Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
– Nếu dùng nhiều từ viết tắt, phải lập bảng các chữ viết tắt ở đầu khóa luận, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt.
– Nếu dùng ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ xuất hiện lần đầu với chữ viết tắt trong ngoặc đơn mà không cần lập bảng các chữ viết tắt. Sau đó sử dụng chữ viết tắt này
Ví dụ: Quản trị tài chính doanh nghiệp (QTTCDN) ở Mỹ. Quy định về QTTCDN ở Việt Nam.
Đánh số thứ tự bảng biểu, hình vẽ, công thức
– Đánh theo số chương và thứ tự của bảng, hình vẽ, đồ thị, công thức trong chương (Ví dụ: Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong chương 2, công thức 3.2 là công thức thứ 2 trong chương 3).
– Sau số bảng là tên của bảng (Ví dụ: Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc).
– Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có). Thứ nguyên (đơn vị đo lường) cần theo tiêu chuẩn Việt Nam.
– Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu tham khảo và ghi ở bên dưới bảng.
– Bảng danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức phải có số trang (giống như mục lục). Nếu Khóa luận có nhiều công thức thì không cần đưa các công thức này vào bảng danh mục.
Tài liệu tham khảo
– Chỉ nên thống kê các Tài liệu tham khảo được sử dụng (trích dẫn) trong Khóa luận.
– Xếp Tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt xếp đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác (Anh, Nga…).
– Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC, cụ thể:
+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên.
+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo chữ đầu của cơ quan đó (Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ).
– Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng.
– Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách:
STT. Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang được trích.
– Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là bài viết trong Tạp chí (Kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo) hay sách:
STT. Tên tác giả (năm công bố), tên bài viết, tên tạp chí, tập, (số), số các trang đầu và cuối của bài viết.
(Tài liệu tiếng Anh số trang ghi là pg.).
– Đối với tài liệu trực tuyến (online), ghi tên tác giả, tên bài, website và đường dẫn (URL), ngày cập nhật.
– Trích dẫn tài liệu dựa vào số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Ghi số thứ tự tài liệu đó cùng với số trang có nội dung trích dẫn và đặt trong ngoặc vuông.
Ví dụ: [24, tr.59] (tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59 có nội dung trích dẫn).