Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Đài Loan tại TP.Hồ Chí Mính

Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Đài Loan tại TP.Hồ Chí Mính

Địa lý, Khí hậu

Trong một khoảng thời gian dài, đảo quốc Đài Loan được gọi là “Formosa” tức “hòn đảo xinh đẹp”. Tương truyền đó là cách gọi của những người thủy thủ Bồ Đào Nha khi họ lần đầu tiên cập bến đến hòn đảo này ( thế kỷ 16). Với vẻ đẹp tự nhiên, bờ biển trong xanh, thơ mộng cũng thật xứng đáng với tên gọi đó. Đài Loan hình dáng nhìn như một chiếc lá của cây thuốc lá thu hẹp ở hai đầu. Nằm ở miền đông nam duyên hải Trung Quốc cách bờ biển lục địa Trung Hoa này khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350 về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế.. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000 km2. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây.

dich thuat du hoc dai loan

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.

Kinh tế

Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển. Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ(NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.

Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, emailcar nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.

Văn hóa

– Ngôn ngữ: Ngoài tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ, chữ viết là chữ Hán.Vài bộ phận nhỏ người Đài Loan còn sử dụng tiếng Mẫn Nam (tiếng Phúc Kiến), tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.

– Phong tục tập quán: Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu.

Về cơ bản, có hai nguyên tắc càn quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

van hoa dai loan

Đài Loan còn được mệnh danh là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị. Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách. Tại Đài Loan, kỹ thuật nấu từ các vùng Trung Quốc hội tụ và người Đài không chỉ thông thạo được các kỹ thuật trên mà còn thêm những cái mới lạ cho món ăn của mình. Vì thế hàng năm Đài Loan thu hút nhiều du khách ghé thăm để thưởng thức các món ăn Trung Hoa độc đáo từ bánh bao hấp nhỏ đến thịt viên đun sôi.

Nền giáo dục:

Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những nền giáo dục chất lượng cao của châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện

Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt

Theo những số liệu mới nhất, gần 80% HS Đài Loan tiếp tục theo học bậc phổ thông trung học trong đó chiếm một tỷ lệ lớn là các lớp học hướng nghiệp. 40% HS trung học tham gia học tiếp các bậc ĐH, CĐ. Khá nhiều trong số 60% HS còn lại nhận được tấm bằng sau đào tạo hướng nghiệp. Hiện Đài Loan có 121 trường ĐH và CĐ, bao gồm các trường công và hệ thống trường tư. Theo ước tính, chi tiêu GD chiếm tới 6% GNP. Các trường và học viên ở Đài Loan đang kêu gọi các cấp quản lý trích 15% ngân sách hàng năm để giành cho GD tuy nhiên, đòi hỏi này vẫn chưa được đáp ứng.

Đài Loan rất hạn chế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên người dân Đài Loan đã chọn lựa một con đường khôn ngoan để phát triển nền kinh tế là dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vào năm 1971, tỷ lệ trẻ em đến trường đã đạt 98,02%. 26 năm sau, tỷ lệ này đạt gần như tuyệt đối: 99,91%. GD phổ cập hiện đang ở mức phổ cập trung học (tương đương lớp 9 của Việt Nam).

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GD Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá bản địa đã hoà quyện lẫn nhau và đạt đến ngưỡng giá trị cao nhất trong GD. Truyền thống đề cao học hành đã được gieo mầm và phát triển đến tận ngày nay.

Chính sách phát triển nhân lực : Ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, người dân Đài Loan từ lâu đã luôn đề cao vai trò của GD DH như một sự tự hoàn thiện tất yếu của mỗi người. Nó đã được đẩy lên thành biểu tượng xã hội. Càng học cao, càng có điều kiện để có được việc làm tốt. Tuy nhiên, do lực lượng trường tư của Đài Loan còn ít ỏi, nền GD vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ. Để khắc phục hạn chế này, trong vài thập kỷ trở lại đây, Đài Loan ra sức tạo điều kiện cho GD tư nhân phát triển, tham gia vào phát triển GD của cả nước. Chính sách này đang cho thấy những kết quả rất khả quan. Tỷ lệ đóng góp GNP của khối tư nhân trong GD đào tạo tǎng đều hàng nǎm.

Giáo dục đặc biệt : GD đặc biệt bao gồm các chương trình và việc hỗ trợ đồ dùng, học tập cho các trẻ tài nǎng cũng như cho những nhu cầu đặc biệt dành cho đào tạo, giảng dạy trẻ khuyết tật. Có những trường học đặc biệt dành cho trẻ em bị mù, điếc, thiểu nǎng trí tuệ, sức khoẻ…
du hoc dai loan

Thông thường, những trường học này được hoạt động, tổ chức bởi chính phủ và có chương trình học song song với hệ thống GD thông thường của Đài Loan, bao gồm từ trường mẫu giáo tới trường hướng nghiệp. Trong nǎm 2000, có 5.989 HS được học trong 23 trường như vậy. Thêm vào đó, 2.670 trường học thông thường cũng nhận 4.783 lớp học dành cho 92.492 HS câm điếc. Từ khi Luật GD đặc biệt được ban hành nǎm 1984, những HS thiểu nǎng, tàn tật được cho phép học tập tại nhà. Nǎm 2000, dịch vụ học tập tại gia đã thu hút 1.143 HS đặc biệt.

GD đặc biệt còn được bao hàm cả những lớp học dành cho các tài nǎng đặc biệt. Nǎm 2000, có tổng số 143 trường dành cho các HS “thiên tài” và 408 trường khác dành cho những HS tài nǎng. Phần lớn các em HS này đều học trong những trường bình thường nhưng luôn có sự chú ý đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các em. Đối tượng “thiên tài” được chia thành những em có khả nǎng siêu việt trong môn toán hay khoa học. Các HS tài nǎng thì lại khác, họ được chia ra những bộ môn cụ thể như âm nhạc, hội hoạ, nhảy hay thể thao.

Giáo dục mở : Giáo dục mở là một khái niệm phổ biến ở Đài Loan, nghĩa là các khoá học bổ trợ (supplementary). Những trường mở hàng đầu chính là các trường ĐH mở. Trường ĐH mở quốc gia được đi vào hoạt động từ nǎm 1987 trong khi trường ĐH mở Cao Hùng mới tham gia đào tạo từ nǎm 1997. Trong nǎm 2000, hai trường này đào tạo 36.371 SV. Tỷ lệ SV nam/nữ là 1-2.2, trong tất cả các nhóm tuổi, các SV nữ ở độ 35-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại hai trường này, đã có 2.431 SV tốt nghiệp trong nǎm 1999.

GD mở có thể chia thành 3 nhóm: phổ cập, cao cấp và ngắn hạn. Bậc phổ cập được biết đến như là bậc học cơ bản dành cho người lớn, bao gồm từ học sơ cấp tới trung cấp. Nǎm 2000, Đài Loan có 278.731 người theo học tại 972 lớp học mở từ tiểu học tới ĐH.

 

0/5 (0 Reviews)