Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội

Dịch thuật hồ sơ xin Visa du học Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội

Giới thiệu đất nước – con người Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti), tên chính thức Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu.

dich tieng tho nhi ky

Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam.

Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hoà dân chủ, theo hiến pháp phi tôn giáo. Hệ thống chính trị của họ đã được thành lập từ năm 1923. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OSCE, OECD, OIC, Cộng đồng châu Âu và đang đàm phán đề gia nhập Liên minh châu Âu. Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các trận chiến giữa các nền văn minh lớn.

Khu vực hành chính

Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành 81 tỉnh (iller trong tiếng Thổ; số ít il). Mỗi tỉnh lại được chia thành tỉnh nhỏ (ilçeler; số ít ilçe). Tỉnh thường được đặt cùng tên với thành phố thủ phủ, cũng được gọi là các trung tâm tỉnh nhỏ; ngoại trừ Hatay (thủ phủ: Antakya), Kocaeli (thủ phủ: İzmit) và Sakarya (thủ phủ: Adapazarı). Các tỉnh lớn gồm: İstanbul 11 triệu, Ankara 4 triệu, İzmir 3.5 triệu, Bursa 2.1 triệu, Tỉnh Konya 2.2 triệu, Tỉnh Adana 1.8 triệu.

CÁC THÀNH PHỐ

Thành phố thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, İzmit (Kocaeli), Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị.

Giáo dục

Giáo dục là bắt buộc và không mất tiền từ 7 đến 15 tuổi. Có khoảng 820 viện giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara. Giáo dục cấp ba (đại học và cao đẳng) thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách.

Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.

Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động.

Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới.

Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu. Những mặt mạnh của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.

Văn hoá

Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt.

Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.

Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.

Tôn giáo

Trên danh nghĩa, 99% dân số theo Hồi giáo. Đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni. Khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi. Cũng có một thiểu số Twelver Shi’a nhưng có vai trò khá quan trọng, đa phần họ là con cháu người Azeri. 1% dân số còn lại, đa số là người Thiên chúa giáo (Hy Lạp chính thống, Tòa thánh Armenia (Gregoria), Chính thống Syriac, Molokans, Công giáo và Tin lành), Do Thái, Bahá’ís và Yezidis.

Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ.

Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ công nhận tự do tôn giáo cho các cá nhân, và các cộng đồng tôn giáo nằm dưới sự bảo vệ của nhà nước, nhưng hiến pháp cũng quy định rõ rằng tôn giáo không được can thiệp vào quá trình chính trị, ví dụ thông qua cách thành lập một đảng phái tôn giáo. Không đảng phái nào được tuyên bố rằng mình được hình thành để đại diện cho một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, những sự nhạy cảm tôn giáo nói chung thường được thể hiện thông qua các đảng bảo thủ.

Trường đạo chính của Hồi giáo Sunni Hanafite phần lớn được nhà nước tổ chức thông qua Diyanet İşleri Başkanlığı (Bộ các vấn đề tôn giáo). Diyanet là cơ cấu chính của Hồi giáo được thành lập sau khi Ulama và Seyh-ul-Islam của chế độ cũ bị bãi bỏ.

Vì thế, họ kiểm soát mọi thánh đường Hồi giáo và các tu sĩ. Các thầy tế được đào tạo trong Imam Hatip school và trên lý thuyết nó thuộc sở quản lý các trường đại học. Sở này ủng hộ Hồi giáo Sunni và được phép đưa ra các phán quyết (Fatwa) về các vấn đề Hồi giáo. Một số người Hồi giáo Alevi chỉ trích sở này vì không ủng hộ đức tin của họ.

Thượng phụ Constantinople (Thượng phụ chính thống, Patrik) quản lý Nhà thờ chính thống Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ và hoạt động như một lãnh đạo tinh thần đối với mọi Nhà thờ chính thống trên khắp thế giới, Armenia Patrik (Nhà thờ Armenia), trong khi cộng đồng Do Thái được lãnh đạo bởi Hahambasi, Lãnh tụ Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều đóng trụ sở tại Istanbul. Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel.

SẴN SÀNG DU HỌC – SỐ LƯỢNG SINH VIÊN QUỐC TẾ LỰA CHỌN Thổ Nhĩ Kỳ LÀM ĐIỂM ĐẾN DU HỌC CỦA MÌNH TRONG NĂM VỪA QUA ĐÃ TĂNG GẤP ĐÔI SO VỚI CON SỐ CỦA NĂM 2006, CHỨNG MINH VỊ THẾ MỚI CỦA QUỐC GIA NÀY TRONG “THỊ TRƯỜNG” GIÁO DỤC BẬC CAO QUỐC TẾ. CHỈ TÍNH RIÊNG ĐẾN NĂM 2016, TỔNG SỐ DU HỌC SINH ĐẾN Thổ Nhĩ Kỳ SINH SỐNG, HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC ĐÃ LÊN TỚI 48.000 SINH VIÊN.

dich thuat du hoc tieng tho nhi ky

Về hệ thống trường đại học, cao đẳng của Thổ Nhĩ Kỳ

Có hơn 200 trường đại học hoạt động trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Hầu hết các trường trong số này đều trực thuộc quản lý của Chính phủ. Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu 11 cái tên trong bảng xếp hạng QS World Univeristy Ranking. Những cái tên sáng giá nhất của nền giáo dục nước này có thể kể đến như :

1. Bogaziçi Üniversitesi 

Bogaziçi Üniversitesi 

Bogaziçi Üniversitesi cho thấy thành tích ấn tượng của mình khi xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng EECA. Trường được thành lập từ năm 1863 với tên cũ là Robert College, đồng thời cũng là trường đại học của Mỹ đầu tiên hoạt động ngoài lãnh thổ Mỹ. Bogaziçi Üniversitesi tọa lạc tại Instanbul. Ngôn ngữ chính được sử dụng chính ở đây là tiếng Anh với chương trình giảng dạy được thiết kế tương đối giống với hệ thống giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ.

2. Bilkent University

Bilkent University

Xếp thứ 12 trên bảng xếp hạng của EECA, cái tên Bilkent của trường là cách viết tắt của cụm từ “thành phố khoa học”. Chính điều này đã nói lên định hướng của trường trong việc hỗ trợ và phát triền nền khoa học của nước nhà. Đại học Bilkent là trường đại học tư thục đầu tiên được thành lập từ năm 1984, đồng thời trường cũng sở hữu thư viện đắt giá nhất quốc gia này đem lại cho sinh viên một môi trường học tập đáng mơ ước.

3. Middle East Technical University (METU)

Middle East Technical University (METU)

Tọa lạc tại thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ – Ankara, METU chiếm giữ vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng EECA. Với khoảng 31,000 sinh viên hiện đang theo học, rất nhiều trong số đó là sinh viên quốc tế tới trao đổi.

4. Sabanci University

Sabanci University

Cũng nằm ở Istanbul, Đại học Sabanci là trường đại học được xếp hạng cao thứ ba ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trường đại học trẻ khác,  đi vào hoạt động từ mùa thu năm 1999 và hiện có khoảng 4.000 sinh viên. Khoảng 42% sinh viên trong số đó nhận được học bổng.

5. Koç University

Koç University

Được thành lập tại Istanbul vào năm 1993, Đại học Koç được xếp hạng 16 trong BXH EECA. Đại học Koç cung cấp 22 chương trình Cử nhân, 32 chương trình Thạc sĩ và 18 chương trình Tiến sĩ, với tổng số lượng sinh viên hiện này 5.500 sinh viên.

Về chi phí sống và học tập ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cũng giống như ở hầu hết các quốc gia cung cấp hệ thống giáo dục quốc tế khác, học phí cho các chương trình ở Thổ Nhĩ Kỳ có sự khác biệt nhất định giữa các chuyên ngành cũng như cơ sở đào tạo khác nhau.

Các trường đại học công có mức học phí “rất mềm”, giao động từ US$300 – 800 cho một bằng Thạc sĩ. Tuy nhiên, con số này có thể lên đến US$20.000 đối với các trường tư thục. Quả là một khác biệt đáng kinh ngạc phải không!

Chi phí sinh hoạt ở Thổ Nhĩ Kỳ tương đối thấp so với các điểm đến khác ở châu Âu, với mức chi trung bình US$400 – 500/tháng. Bạn cũng sẽ cần khoảng US$100 – 150 mỗi học kỳ để trang trải tiền mua giáo trình và phí hành chính nộp cho trường.

doi song tho nhi ky

Về yêu cầu visa sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ

Để xin visa sinh viên, bạn cần phải được chấp nhận vào một trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó nộp đơn xin thị thực du học tại lãnh sự quán của Thổ Nhĩ Kỳ. Để được cấp visa sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ cần chuẩn bị một số tài liệu bao gồm:

– Bản sao thư mời nhập học từ một trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ

– Đơn xin thị thực du học sinh (lấy từ lãnh sự quán)

– Hộ chiếu hợp lệ, với ngày hết hạn vượt quá thời gian bạn dự định ở Thổ Nhĩ Kỳ

– Phí xử lý thay đổi tùy theo quốc tịch của bạn

– Ảnh hộ chiếu của chính bạn

Thời gian xử lý visa sẽ kéo dài khoảng 08 tuần. Trong vòng 01 tháng sau khi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn cần nộp đơn xin giấy phép cư trú tại trụ sở cảnh sát gần nhất.

 

0/5 (0 Reviews)