Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

  • Home
  • Các bước làm hộ chiếu: Cẩm nang chi tiết từ A đến Z mới nhất

Các bước làm hộ chiếu: Cẩm nang chi tiết từ A đến Z mới nhất

Hộ chiếu có lẽ đã là một loại giấy tờ đã quá quen thuộc đối với mỗi người. Đây là một trong những loại thủ tục rất quan trọng để giúp bạn được khám phá du lịch ngoài nước hay thực hiện các chuyến công tác quan trọng. Nhưng cho đến nay cách thực hiện hộ chiếu vẫn là một câu hỏi đang khiến rất nhiều người thắc mắc.

Các bước làm hộ chiếu: Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Trước đây, tại hầu hết các quốc gia, hộ chiếu là một cuốn sổ nhỏ có nhiều trang để lưu những thị thực cho phép nhập cảnh. Ngày nay, có nhiều dạng hộ chiếu khác nhau, có thể chỉ là một tấm thẻ.
 
 

Hiện nay Việt Nam có ba loại hộ chiếu quốc gia, bao gồm:

+ Hộ chiếu ngoại giao: dành cho công dân được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định cử ra nước ngoài làm công tác ngoại giao. Thời hạn là không quá 5 năm kể từ ngày cấp.
 
+ Hộ chiếu công vụ: dành cho công dân thuộc cơ quan Chính phủ được cử đi nước ngoài làm công vụ. Thời hạn cũng giống hộ chiếu ngoại giao, không quá 5 năm. Nếu hết thời hạn thì làm thủ tục xin cấp mới.
 
+ Hộ chiếu phổ thông: dành cho mọi công dân Việt Nam, có giá trị không quá 10 năm và không được gia hạn. Nếu hết hạn thì phải làm thủ tục xin cấp mới. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì có giá trị không quá 5 năm kể từ ngày cấp. Nếu trẻ em dưới 9 tuổi thì được cấp chung hộ chiếu với bố hoặc mẹ nếu được bố hoặc mẹ đề nghị và giá trị là không quá 5 năm. Đây là loại hộ chiếu phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay
 
 
 

Các bước làm hộ chiếu: Giới thiệu về các cách thực hiện hộ chiếu nhanh và hiệu quả

Bước 1: Thực hiện chuẩn bị hồ sơ

1. Tờ khai xin cấp hộ chiếu (Mẫu X01)

Lưu ý: Mẫu đơn này không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
 
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:
 
Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi phải được Công an cấp xã nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.
 
Tờ khai do mẹ, cha khai và ký thay; nếu không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là mẹ, cha nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay.
 
Trẻ em dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với bố mẹ.
 
 
 
 
– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu, cha mẹ khai vào tờ khai của mình, nộp:
 
+ 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu)
 
+ 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm của con.
 
– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu cho con dưới 9 tuổi: Nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục Giấy khai sinh (nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) và 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm.
 
 Trường hợp nộp hồ sơ bằng bưu điện
 
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
 
– Bản chụp chứng minh nhân dân còn giá trị.
 
Trường hợp ủy quyền làm hộ chiếu
 
Nếu ủy quyền cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:
 
Người ủy quyền khai và ký tên vào Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
 
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền sẽ thực hiện thủ tục làm hộ chiếu cho người ủy quyền.

2. Ảnh làm hộ chiếu

02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu

Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để đối chiếu – Không bắt buộc

4. Sổ tạm trú KT3

Đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh (Không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu nơi đăng ký tạm trú).

5. Bản gốc Chứng minh nhân dân

Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn, không rách nát, số CMND rõ số, không ép dẻo, ép lụa.

Các bước làm hồ sơ: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu

Nơi nộp hồ sơ
 
2 cơ quan thực hiện cấp hộ chiếu theo Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA:
 
– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú;
 
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Áp dụng với các trường hợp:
 
+ Người cần đi nước ngoài để chữa bệnh nếu có giấy tờ chỉ định của bệnh viện;
 
+ Người có thân nhân ruột thịt ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết cần phải đi gấp để giải quyết, nếu có giấy tờ chứng minh những sự việc đó;
 
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân viên trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có nhu cầu xuất cảnh gấp, nếu có văn bản đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc;
 
+ Trường hợp có lý do cấp thiết khác đủ căn cứ thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, quyết định.

Các bước làm hộ chiếu: Cách thức nộp

– Trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan giải quyết;
 
– Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ;
 
– Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
 
Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
 
Lệ phí cấp mới hộ chiếu: 200.000 đồng
 
 
 
 
 
 
0/5 (0 Reviews)