Sức mạnh của ngôn ngữ nằm trong tay người biết sử dụng chúng, đó là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng tri thức nhân loại, và nắm bắt cơ hội mới, hãy để chúng tôi cùng song hành trên con đường thành công của Quý Khách.
 CEO of Focus Asia Services of Translation and Interpreting

Những đặc trưng của văn hóa Trung Quốc

Những đặc trưng của văn hóa Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Theo thời gian, văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về những đặc trưng điển hình của nền văn hóa Trung Quốc này nhé!

1. Văn hóa Hán tự

Chữ Hán do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Ban đầu, chữ Hán là những hình vẽ thô sơ biểu ý, sau đó dần dần được hoàn thiện. Các hình vẽ được người Trung Quốc cổ đại biến thành các nét chữ, và sắp xếp chúng với nhau để tạo thành chữ. 
 
Một số chữ Hán là chữ tượng hình hoàn toàn, ví dụ như Nhật 日, Nguyệt 月, Mộc, Thủy 水, Đao 刀, …Trong thời kỳ cổ đại, những chữ tượng hình này được gọi là Văn. Đó là cách người xưa dùng để ghi lại những gì họ nhìn thấy.
 
văn hóa Trung Quốc
 
Về sau, khi các chữ tượng hình không còn đủ để biểu đạt sự vật trong đời sống hàng ngày, người ta đã thêm các ký hiệu biểu thị ý nghĩa vào các chữ tượng hình, gọi là chữ hội ý. 
 
Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,…

2. Xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc

Trong các gia đình ở Trung Quốc, danh xưng của các thành viên trong gia đình được phân chia rất rõ ràng. Xưng hô trong tiếng Hán thường phân biệt rõ tông tộc, nội ngoại, thân sơ, huyết thống.
Những cách xưng hô trong gia đình của người Trung Quốc dựa trên “nội ngoại khác biệt” (内外有别), giữa cha mẹ, vợ chồng phân thành nội và ngoại. Người Trung Quốc xưa rất coi trọng vấn đề này.
 
 
 
Theo nghiên cứu, bản thân những từ xưng hô gốc trong tiếng Hán đều có phân biệt nam, nữ, nội ngoại, tông tộc. Trong 22 từ xưng hô gốc của người Trung Quốc: tổ, tôn, phụ, tử, mẫu, nữ, huynh, đệ, thư, muội, bá, thúc, cô, cữu, di, điệt, sanh, phu, thê, tẩu, nhạc, tế thì có 13 từ chỉ nam giới và 8 từ chỉ nữ giới, 1 từ không phân biệt giới tính; nội ngoại có 3 từ bên ngoại, 4 từ chỉ hôn nhân không có sự phân biệt nội ngoại, còn lại xưng hô bên nội, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại.

3. Quan điểm về “âm dương ngũ hành”

“Âm dương ngũ hành” được phân thành “âm dương” và “ngũ hành”, hai yếu tố bổ sung cho nhau. “Âm dương ngũ hành” là cốt lõi của triết học cổ điển Trung Quốc.
 
“Âm dương” là hai thái cực liên kết và đối nghịch với nhau, là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Âm và dương mâu thuẫn mà thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. “Ngũ hành” là sự vận hành và thay đổi của 5 nguyên tố cơ bản: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều do năm hành này tạo nên. 
 
Người Trung Quốc đã nghiên cứu “âm dương ngũ hành”, từ đó tìm ra thuyết âm dương và quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc: 
 
Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy
 
Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy

4. Nghệ thuật trà đạo

Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống trà với mục đích thực hành Đạo. Uống trà để rèn luyện tâm tính, hiểu đạo và cũng là để tu thân.
 
Trà đạo Trung Quốc là kết hợp của tôn giáo, triết học, thẩm mỹ, đạo đức và nghệ thuật. Thưởng trà của người xưa không chỉ đơn giản là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị trà, nhâm nhi ly trà, bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại về những lời răn dạy của cổ nhân. Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã và thanh khiết.
 
văn hóa Trung Quốc
Nghệ thuật trà đạo
 

5. Võ thuật Trung Hoa

Võ thuật Trung Hoa đã có lịch sử hàng nghìn năm, là cách gọi chung của võ thuật và khí công của Trung Quốc, do người dân Trung Hoa sáng tạo ra. Đây là một di sản quý giá của văn hóa truyền thống Trung Hoa. 
 
Khoảng đầu thế kỷ XX, khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc đạt đến một vị thế mới và dần trở thành một môn phái võ thuật thiên về tính thể thao, hay còn gọi là wushu. Võ thuật ngày này được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục.
 
huyền thoại võ thuật Trung Hoa
Võ thuật Trung Hoa
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0/5 (0 Reviews)